Xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận nghề làm tranh Đông Hồ

Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan này thống nhất với đề nghị của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc xây dựng Hồ sơ Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của thế giới.
Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế giới thiệu bản khắc cổ của dòng tranh dân gian Đông Hồ. (Ảnh: TTXVN)
Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế giới thiệu bản khắc cổ của dòng tranh dân gian Đông Hồ. (Ảnh: TTXVN)

Thông tin trên được nêu rõ tại Văn bản số 1918/BVHTTDL-DSVH gửi Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc xây dựng Hồ sơ Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ trình UNESCO.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các đơn vị liên quan lập kế hoạch xây dựng hồ sơ gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét trước khi trình Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt.

Việc lập hồ sơ khoa học trình UNESCO đưa nghề làm tranh dân gian Đông Hồ vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp có ý nghĩa quan trọng nhằm tiếp tục gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa làng nghề, nâng cao ý thức cộng đồng trong công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.

Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã có 12 di sản được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới, bao gồm: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca quan họ, Ca trù, Hội Gióng, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Đờn ca tài tử, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, Nghi lễ và trò chơi kéo co, Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, Hát Xoan và Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ.

Nghề làm tranh Đông Hồ là nghề làm tranh khắc gỗ dân gian, do người dân làng Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) sáng tạo và phát triển thành làng nghề.

Dựa vào nội dung-chủ đề, tranh Đông Hồ bao gồm bảy loại chính: tranh thờ, tranh chúc tụng, tranh lịch sử, tranh truyện, tranh phương ngôn, tranh cảnh vật và tranh phản ánh sinh hoạt.

Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ có giá trị cao về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 1-tháng 12/2012) ở loại hình Nghề thủ công truyền thống.

Theo Vietnamplus
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.