Tàu ngầm Mỹ thoát hiểm sau khi đâm vào đá ngầm 11 năm trước

(Ngày Nay) - Năm 2005, một tàu ngầm hạt nhân của Mỹ từng đâm vào dãy đá ngầm ở tốc độ cao nhưng thiết kế thân tàu vững chắc giúp các hệ thống chính vẫn an toàn để trở về cảng.
Tàu ngầm Mỹ thoát hiểm sau khi đâm vào đá ngầm 11 năm trước

Theo tạp chí National Interest, vụ tai nạn hy hữu của tàu ngầm tấn công hạt nhân USS San Francisco (SSN-711), lớp Los Angeles xảy ra vào ngày 8/1/2005. Ở thời điểm đó, con tàu đang di chuyển với tốc độ tới 30 dặm/giờ (48 km/giờ) ở độ sâu 160 m.

USS San Francisco đang thực hiện hải trình từ đảo Guam tới Brisbane, Australia. Sĩ quan điều hướng hàng hải vẽ hải trình cho tàu dựa trên bản đồ đáy biển do Cơ quan Bản đồ quốc phòng cung cấp. Các sĩ quan chỉ huy tàu đã thống nhất về hải trình.

Theo New York Times, trước thời điểm xảy ra tai nạn, thuyền trưởng đi ăn trưa và sĩ quan điều hướng tin rằng khu vực này an toàn để tăng tốc độ và lặn từ độ sâu 121 m xuống 160 m. Khoảng 11h42,  tàu tiến qua khu vực quần đảo Caroline, cách khoảng 675 km về đông nam đảo Guam.

Khi tàu ngầm có lượng choán nước 6.900 tấn đang di chuyển với tốc độ khoảng 61 km/h, một tiếng “rầm” kèm theo tiếng nổ lớn vang lên. Khối thép khổng lồ gần như đứng khựng lại. Các thủy thủ bị hất văng khỏi vị trí làm việc, va đập vào các thiết bị trên tàu khiến nhiều người bị thương.

Tàu ngầm Mỹ thoát hiểm sau khi đâm vào đá ngầm 11 năm trước ảnh 1Phần mũi tàu USS San Francisco bị phá hủy sau cú đâm trực diện vào đá ngầm. 

Một sĩ quan trên tàu mô tả cảnh tượng lúc đó trong như “lò mổ”, máu chảy khắp nơi. 98 thủy thủ bị thương. Thợ máy Joseph Allen Ashley bị thương nặng và tử vong vào ngày hôm sau. Thủy thủ đoàn không hiểu chuyện gì xảy ra nhưng họ vẫn bình tĩnh để kích hoạt hệ thống nổi khẩn cấp cho dù nhiều người đang phải chịu đựng đau đớn do chấn thương.

Vụ tai nạn khiến khoang dằn phía trước bị hỏng nhưng tàu vẫn nổi khẩn cấp an toàn vào lúc 11h44. Thuyền trưởng lập tức ra lệnh báo cáo thiệt hại. Bên trong tàu khá nguyên vẹn, khoang chứa ngư lôi và tên lửa Tomahawk an toàn và lò phản ứng hạt nhân không bị hư hại.

Vụ va chạm ở tốc độ cao khiến phần mũi tàu bị phá hủy. Thủy thủ đoàn lập tức khóa các khoang phía trước để ngăn nước biển tràn vào. 4 tàu hỗ trợ đến hiện trường cùng máy bay tuần tra hàng hải P-3C Orion hộ tống tàu ngầm về cảng Apra Harbor, đảo Guam vào ngày 10/1.

Cuộc điều tra sau đó cho thấy tàu ngầm đã va vào dãy đá ngầm ở đáy biển. Dãy đá ngầm này không hề có trong bản đồ đáy biển được thủy thủ đoàn sử dụng vẽ hải trình cho tàu, mà được gửi kèm trong báo cáo về các mối nguy hiểm tiềm năng.

Tàu ngầm Mỹ thoát hiểm sau khi đâm vào đá ngầm 11 năm trước ảnh 2Khu vực tàu ngầm SSN-711 đâm vào đá ngầm. Đồ họa: Lubbers.  

Bản đồ đáy biển mà sĩ quan điều hướng sử dụng được lập vào năm 1989. Trước đó, nghiên cứu của Đại học Massachusetts phát hiện dãy đá ngầm trồi lên trong khu vực tàu USS San Francisco gặp nạn. Tuy nhiên, Hải quân Mỹ đã không cập nhật dãy đá ngầm trên vào bản đồ đáy biển của họ.

USS San Francisco được sửa chữa thay phần mũi mới và tái gia nhập hạm đội vào năm 2009. Hải quân Mỹ dự định cho tàu ngưng hoạt động và chuyển đổi thành trung tâm huấn luyện từ năm 2017.

Vụ sống sót kỳ lạ của tàu ngầm Mỹ sau cú đâm trực diện vào dãy đá ngầm được giới phân tích nhận định là kết quả của chương trình SUBSAFE. Đây là chương trình đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tàu ngầm Mỹ từ vật liệu chế tạo, thiết kế, hệ thống cứu hộ khẩn cấp và đào tạo.

SUBSAFE được áp dụng từ năm 1963 và Hải quân Mỹ chỉ mất một tàu ngầm do tai nạn từ đó đến nay. 

Theo Zing
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.