10 bộ phim có kinh phí ‘đắt đỏ’ nhất lịch sử điện ảnh thế giới

Với kinh phí sản xuất “khủng” - 332 triệu USD, “At World’s End”, tập phim thứ ba trong series phim “Cướp biển vùng Caribbean” hiện đang giữ kỷ lục là bộ phim có kinh phí ‘đắt đỏ’ nhất trong lịch sử điện ảnh thế giới.
10 bộ phim có kinh phí ‘đắt đỏ’ nhất lịch sử điện ảnh thế giới

1. Pirates of the Caribbean – At World’s End: 332 triệu USD

“At World’s End” (tạm dịch: Nơi tận cùng thế giới) là bộ phim thứ ba trong loạt siêu phẩm “Pirates of the Caribbean” (Cướp biển vùng Caribbean), đánh dấu cái kết của cốt truyện gốc mà mở đầu là “The Curse of the Black Pearl” (tạm dịch: Lời nguyền Ngọc trai đen).

10 bộ phim có kinh phí ‘đắt đỏ’ nhất lịch sử điện ảnh thế giới - anh 1

Chân dung Davy Jones cùng sự góp mặt của Công ty Đông Ấn có thật trong lịch sử kết hợp với câu chuyện của những tên cướp biển đã được khán giả đón nhận và nhận được những phản hồi tích cực từ giới phê bình. Phim do Gore Verbinski làm đạo diễn và Jerry Bruckheimer làm nhà sản xuất với kinh phí cao nhất từ trước tới nay - 332 triệu USD. Sau khi được phát hành vào năm 2007, “At World’s End” cũng đạt mức doanh thu “đáng nể”, gần 1 tỷ USD.

2. Titanic: 286 triệu USD

Là một trong những bộ phim xuất sắc nhất mọi thời đại, “Titanic” do James Cameron làm đạo diễn và đồng sản xuất. Phim lấy ý tưởng dựa trên vụ đắm tàu RMS Titanic nổi tiếng trong lịch sử vào năm 1912, với sự tham gia của các ngôi sao điện ảnh Leonardo DiCaprio và Kate Winslet trong vai hai nhân vật chính cùng làm nên chuyện tình đẫm nước mắt của chàng Jack và nàng Rose.

10 bộ phim có kinh phí ‘đắt đỏ’ nhất lịch sử điện ảnh thế giới - anh 2

Bộ phim đã lập kỷ lục phim có kinh phí cao nhất vào thời điểm đó với tổng kinh phí vào khoảng 286 triệu USD (đã điều chỉnh theo lạm phát). Phát hành vào ngày 19 tháng 12 năm 1997, bộ phim đã giành được thành công vang dội cả về doanh thu và chuyên môn. Trong số 14 giải Oscar được đề cử, phim giành chiến thắng ở 11 hạng mục, trong đó có giải Phim hay nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất. Phiên bản 3D của “Titanic” được ra mắt vào tháng 4/2012 cũng nâng tổng doanh thu của phim này lên khoảng 2.18 tỉ USD. Không chỉ thành công vang dội, “Titanic” ắt hẳn còn là câu chuyện tình bi kịch lãng mạn xen lẫn yếu tố lịch sử “đã đánh cắp trái tim của cả thế giới”. Xem thêm: Những bí mật cuối cùng của con tàu Titanic huyền thoại

3. Spider Man 3: 286 triệu USD

“Spider Man 3” (Người Nhện 3) là một bộ phim siêu anh hùng sản xuất năm 2007 và là phần cuối cùng trong bộ ba phim Spider Man của đạo diễn Sam Riami. Bộ phim là một thành công về mặt thương mại mặc dù nhận được nhiều đánh giá khác nhau từ các nhà phê bình.

10 bộ phim có kinh phí ‘đắt đỏ’ nhất lịch sử điện ảnh thế giới - anh 3

Bộ phim được dựng kỹ xảo trên máy tính và do hãng Columbia Pictures sản xuất. John Dykstra là người phụ trách về kỹ xảo cho “Spider man -2” nhưng lại từ chối lời mời tham gia bộ phim thứ ba. Người đảm nhận công việc này sau đó là Scott Stokdyk – người đã giới thiệu nhiều ý tưởng sáng tạo cho “Spider Man 3”. Chính sự chú trọng đầu tư vào khâu kỹ xảo đã cho ra đời một nhân vật phản diện thứ hai so với các phần trước, đồng thời đẩy chi phí sản xuất tăng lên.

4. Tangled: 274 triệu USD

274 triệu USD là số tiền đã được đổ vào bộ phim hoạt hình nhấn chìm các phòng vé năm 2010 này. Là một trong những bộ phim có kinh phí sản xuất cao nhất từng được công chiếu, “Tangled” (tạm dịch: Công chúa tóc mây) mất sáu năm để sản xuất với các cải tiến về cốt truyện và kỹ xảo.

10 bộ phim có kinh phí ‘đắt đỏ’ nhất lịch sử điện ảnh thế giới - anh 4

Đổi lại, bộ phim đã thu được 590 triệu USD doanh thu toàn cầu, nhận được phản hồi rất tích cực từ các nhà phê bình và được khán giả đón nhận nồng nhiệt. Phong cách nghệ thuật vô cùng độc đáo và được đánh giá cao. “Tangled” cũng là phim âm nhạc nhận được một đề cử cho Bài hát gốc trong phim hay nhất tại lễ trao giải Oscar lần thứ 83 (với bài hát “I see the light”).

5. Harry Potter and the Half Blood Prince: 268 triệu USD

Phần thứ sáu của loạt phim “Harry Potter”, “The Half Blood Prince” (tạm dịch: Hoàng tử lai) được thực hiện với kinh phí khủng 268 triệu USD và được xem là một trong những tập phim hay nhất trong series phim về cậu bé phù thủy này. Phim của đạo diễn David Yates do hãng Warner Bros sản xuất dựa trên bộ tiểu thuyết của nữ nhà văn người Anh JK Rowling.

10 bộ phim có kinh phí ‘đắt đỏ’ nhất lịch sử điện ảnh thế giới - anh 5

Bộ phim đã phá vỡ kỷ lục phòng vé với doanh thu cuối cùng là 934 triệu USD và nhận được nhiều lời khen cùng những phản hồi tích cực từ giới phê bình. “The Half Blood Prince” hé lộ nhiều bí mật từ phần trước và “The Deathly Hallows” (tạm dịch: Bảo bối tử thần) sẽ là tập phim kế tiếp. Tập phim nhận được đề cử Oscar cho Phim xuất sắc nhất và phần kỹ xảo điện ảnh cũng rất đáng chú ý.

6. Waterworld: 259 triệu USD

“Waterworld” (tạm dịch: Thế giới dưới nước) của đạo diễn Kevin Reynolds là bộ phim có kinh phí cao nhất tính tới thời điểm phát hành vào năm 1995. Mặc dù được hãng Universal Pictures sản xuất với kinh phí lên đến 259 triệu USD (đã điều chỉnh theo lạm phát), nhưng bộ phim khoa học viễn tưởng lấy bối cảnh thời kỳ hậu tận thế này vẫn bị coi là một thất bại trong phòng vé.

10 bộ phim có kinh phí ‘đắt đỏ’ nhất lịch sử điện ảnh thế giới - anh 6

Ngân sách cho “Waterworld” đã bị cắt giảm nhiều hơn dự kiến ngay từ khi bắt tay vào thực hiện với tin đồn về xung đột giữa đạo diễn và nhà sản xuất.

7. Pirates of the Caribbean – Dead Man’s Chest: 256 triệu USD

Nằm trong series phim “Cướp biển vùng Caribbean”, “The Dead Man’s Chest” (tạm dịch: Chiếc rương tử thần) với chi tiết Thuyền trưởng Jack Sparrow trở nên bất tử là một tập phim thành công về mặt thương mại và đứng thứ 10 trong số những phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại. Với mức kinh phí 256 triệu USD gây sửng sốt, “The Dead Man’s Chest” đã vượt qua 1 tỉ USD phá kỷ lục phòng vé.

10 bộ phim có kinh phí ‘đắt đỏ’ nhất lịch sử điện ảnh thế giới - anh 7

Davy Jones, nhân vật phản diện chính trong phim được tạo hình bằng kỹ xảo điện ảnh tiên tiến đã được đón nhận rộng rãi. Cũng qua nhân vật này, bộ phim đã giành được một giải Oscar về kỹ xảo. “The Dead Man’s Chest” là tập hai và cũng là tập thành công nhất trong loạt phim phiêu lưu giả tưởng “Cướp biển vùng Caribbean, được công chiếu năm 2006 và ngay lập tức trở thành phim bom tấn toàn cầu.

8. Avatar: 254 triệu USD

“Avatar” dưới bàn tay tài hoa của đạo diễn gạo cội James Cameron đã phá vỡ kỷ lục doanh thu phòng vé cao nhất vốn thuộc về bộ phim “Titanic” cũng của chính vị đạo diễn này. Trước đó, “Titanic” đã giữ kỷ lục này trong gần 12 năm, cho đến khi “Avatar” trở thành phim đầu tiên có doanh thu vượt 2 tỉ USD vào năm 2009.

10 bộ phim có kinh phí ‘đắt đỏ’ nhất lịch sử điện ảnh thế giới - anh 8

Bộ phim lấy bối cảnh vào năm 2154, khi con người đang khai thác một khoáng vật quý giá gọi là unobtanium tại Pandora, một hành tinh tươi tốt mang sự sống nằm trong chòm sao Alpha Centeuri. Ý tưởng về “Avatar” bắt đầu vào năm 1994, tuy nhiên việc thực hiện kịch bản phải lùi lại một vài năm do thời gian đó, những kỹ xảo cần thiết chưa có sẵn để đạt đến những gì ông đã tưởng tượng về bộ phim. Bộ phim khoa học viễn tưởng đột phá với kinh phí 254 triệu USD này đã chiến thắng 3 trong số 9 đề cử cho giải Oscar, trong đó có giải Kỹ xảo điện ảnh xuất sắc nhất.

9. John Carter: 250 triệu USD

John Carter là một bộ phim khoa học viễn tưởng thể loại phiêu lưu do Andrew Stanton làm đạo diễn và sản xuất bởi hãng Walt Disney Pictures. Được công chiếu vào 3/2012 với kinh phí 250 triệu USD, bộ phim vẫn được coi là bom tấn phòng vé nhờ lợi nhuận từ thị trường quốc tế.

10 bộ phim có kinh phí ‘đắt đỏ’ nhất lịch sử điện ảnh thế giới - anh 9

Chủ tịch trang web theo dõi doanh thu điện ảnh Hollywood.com nhận định: “Với kinh phí đã bỏ ra, doanh thu phòng vé trên toàn thế giới của ‘John Carter’ lẽ ra cần đạt hơn 600 triệu USD, con số mà mới chỉ có 63 phim trong lịch sử điện ảnh đạt được”.

Được biết kinh phí làm phim tăng là do nhiều lần trì hoãn cũng như sự chú trọng đầu tư cho các kỹ xảo điện ảnh hiện đại.

10. King Kong: 243 triệu USD

Là một trong những bộ phim lừng lẫy nhất của thập niên trước, năm 2005, “King Kong” gây chú ý khi công bố kinh phí làm phim khủng lên đến gần 243 triệu USD (đã điều chỉnh theo lạm phát). Vào thời điểm đó đây là mức kinh phí kỷ lục.

10 bộ phim có kinh phí ‘đắt đỏ’ nhất lịch sử điện ảnh thế giới - anh 10

Phiên bản “King Kong” năm 2005 là sản phẩm được làm nên dưới bàn tay của đạo diễn Peter Jackson sau khi ông quá ấn tượng và ám ảnh với bộ phim gốc cùng tên mà ông xem vào năm 1933, khi đó ông mới 9 tuổi. “King Kong” đã nhận được những phản hồi tích cực từ giới phê bình trên toàn thế giới, thu về khoảng 600 triệu USD và chiến thắng 3 giải Oscar, trong đó có một giải là Kỹ xảo điện ảnh xuất sắc nhất.

Xem thêm:

1. Celine Dion – Nữ Diva với những khúc tình ca bất hủ vượt thời gian

2. Những bí mật cuối cùng của con tàu Titanic huyền thoại

3. One Piece và những bài học khởi nghiệp cần lĩnh hội

4. 12 bộ phim ‘bom tấn’ hứa hẹn ‘gây bão’ năm 2015 (Phần cuối)

5. 10 MV nhạc quốc tế có lượt xem ‘khủng khiếp’ nhất YouTube năm 2014

6. Những giải thưởng điện ảnh danh giá nhất thế giới

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.