110 nhà báo bị sát hại trên thế giới năm 2015

Tổ chức nhà báo không biên giới (RSF) thông báo có 110 nhà báo bị sát hại vào năm 2015, tập trung chủ yếu ở những quốc gia không có chiến tranh hay xung đột.
110 nhà báo bị sát hại trên thế giới năm 2015

Theo AFP, tổ chức nhà báo không biên giới (RSF) cho biết trong năm 2015 có 67 nhà báo bị sát hại khi đang tác nghiệp, 43 nhà báo khác chết do những nguyên nhân không rõ ràng. Ngoài ra còn có 27 ' nhà báo công dân' không chuyên và 7 nhân viên truyền thông thiệt mạng.

110 nhà báo bị sát hại trên thế giới năm 2015 ảnh 1

Theo báo cáo con số thương vong lớn như vậy là "bạo lực có chủ ý với các nhà báo" và sự thất bại trong công tác bảo vệ những người làm truyền thông. Đồng thời cũng kêu gọi Liên Hợp Quốc hành động.

Đặc biệt, báo cáo cũng chỉ ra nhóm chiến binh thánh chiến IS cũng tham gia vào tội ác man rợ này.

Vào năm 2014, 2/3 số nhà báo bị sát hại ở các vùng chiến sự. Những đến năm 2015 thì hoàn toàn ngược lại: "2/3 số nhà báo bị sát hại tại các quốc gia không có chiến tranh".

"Việc tạo ra một cơ chế đặc biệt để thực thi luật pháp quốc tế và bảo vệ các nhà báo là điều hoàn toàn cần thiết", Tổng thư ký RSF Christophe Deloire nói.

"Liên Hợp Quốc cần ngay lập tức bổ nhiệm một người đại diện cho an toàn của các nhà báo".

67 người chết đã nâng tổng số nhà báo chuyên nghiệp bị sát hại trong khi tác nghiệp lên con số 787 , tính từ năm 2005. Vào năm 2014 đã có 66 người chết.

Theo báo cáo của RSF, vùng chiến sự Iraq và Syria vẫn là nơi nguye hiểm nhất với các nhà báo, khi đã có 11 và 10 trường hợp thiệt mạng tại đây. Thị trấn Aleppo ở Syria bị coi là “bãi mìn” đối với các nhà báo.

Pháp nằm ở vị trí thứ 3 khi có tới 8 nhà báo bị giết trong một cuộc tấn công khủng bố của IS vào tòa soạn báo Charlie Hebdo hồi tháng 1. Hiện tại các nhà báo của tạp chí phải làm việc trong sự bảo vệ chặt chẽ và thường xuyên phải thay đổi chỗ ở.

RSF chỉ ra có 9 nhà báo đã thiệt mạng tại Ấn Độ, trong đó có 5 người bị sát hại khi đang tác nghiệp và 4 người chưua rõ nguyên nhân. Một số người trước khi chết đã viết bài về mối quan hệ mờ ám giữa các chính trị gia và tổ chức tội phạm, số khác đưa tin về vấn đề khai thác mỏ trái phép. Ấn Độ xếp ở vị trí thứ 4, sau Pháp vì không tìm ra nguyên nhân cái chết.

"Cái chết của các nhà báo đã khẳng định Ấn Độ là quốc gia chết chóc đối với truyền thông, nguy hiểm hơn cả Pakistan và Afghanistan," RSF tuyên bố và thúc giục chính phủ Ấn Độ thành lập một "kế hoạch quốc gia để bảo vệ các nhà báo".

Tại Bangladesh, 4 blogger đã bị chiến binh thánh chiến địa phương sát hại.

"Sự thụ động của chính quyền Bangladesh trước các cuộc đổ máu đã tạo ra một trường cực kỳ nguy hiểm với các nhà báo công dân".

Báo cáo cũng chỉ ra rằng trong năm 2015, có 54 nhà báo bị bắt làm con tin, trong đó 26 người tại Syria; 153 nhà báo bị giam vào tù, trong đó 23 người ở Trung Quốc và 22 người ở Ai Cập.

Quỳnh Nguyễn

Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành phải chủ động xây dựng các kịch bản quản lý, điều hành giá các dịch vụ, hàng hóa thiết yếu, phù hợp với kịch bản điều hành chung, không để bị động.
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 24/4, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã gửi văn bản, đề nghị Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường đảm bảo an toàn trong hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch Hè 2024.
Cận cảnh chao đèn họa tiết hoa mẫu đơn cánh kép.
Họa tiết hoa mẫu đơn: Ngoại lệ của Louis Comfort Tiffany
(Ngày Nay) - Những chùm hoa mẫu đơn lớn nhiều màu sắc với hương thơm ngào ngạt luôn chiếm vị trí đắc địa trong khu vườn. Dù là hoa cánh đơn hay cánh kép, Louis Comfort Tiffany cũng không thể cưỡng lại vẻ đẹp kiều diễm ấy.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.