14 sự kiện làm thay đổi lịch sử quân sự thế giới (P1)

Từ phát hiện về lửa của con người nguyên thủy đến việc triển khai những vũ khí mạnh nhất thế giới, hãy cùng nhìn lại 14 sự kiện làm thay đổi lịch sử quân sự thế giới.
14 sự kiện làm thay đổi lịch sử quân sự thế giới (P1)

Phát minh ra lửa

14 sự kiện làm thay đổi lịch sử quân sự thế giới (P1) ảnh 1

1.4 triệu năm trước

Phát minh đầu tiên của tổ tiên người nguyên thủy chúng ta chính là lửa. Trong khi trước đó như người Homo đã lợi dụng hỏa hoạn tự nhiên sau đó mới bắt đầu quá trình tạo ra ngọn lửa của mình.

Lửa cho phép con người có thể nấu ăn, tạo sự ấm áp và chiếu sáng. Việc tạo ra lửa là khởi đầu cho tất các ngành công nghiệp của con người phát triển, rèn kim loại thành công cụ và từ đó phát triển mạnh hơn các ngành công nghiệp nặng.

Cung và mũi tên

14 sự kiện làm thay đổi lịch sử quân sự thế giới (P1) ảnh 2

15.000 năm trước Công nguyên

Người ta không có ngày chính xác phát minh ra cung và mũi tên, nhưng ban đầu chúng có thể được làm bằng những vật liệu mỏng manh. Chiếc cung lâu đời nhất là cung Holmegaard được tìm thấy ở Đan Mạch khoảng 9.000 năm trước Công nguyên.

Cung và mũi tên phát triển giúp con người săn bắn động vật, trở thành vũ khí trong thời kì nguyên thủy chưa có đạn và súng như ngày nay.

Cung tên đã nhanh chóng thích nghi như một vũ khí quân sự. Tờ Nation Geographic ghi chép rằng năm 5.400 TCN, mũi tên là vũ khí chủ lực trong các cuộc xung đột quân sự. Các pháo đài của nước Anh cũng gắn liền với các cuộc tấn công có cung tên.

Bánh xe tròn

14 sự kiện làm thay đổi lịch sử quân sự thế giới (P1) ảnh 3

3.500 năm trước Công nguyên

Mặc dù mới phát minh nhưng bánh xe tròn đã được ứng dụng rộng rãi 3.500 năm TCN. Khái niệm bánh xe cách mạng hóa nhiều mặt của đời sống xã hội như vận chuyển, công nghiệp và thúc đẩy sự phát triển của các phương tiện thô xơ.

Tuy nhiên tới năm 2.000 TCN thì bánh xe đã xuất hiện trong các cuộc chiến tranh. Hittile là nền văn minh đầu tiên sử dụng xe cộ, kết nối nền tảng cỗ xe với những con ngựa để tạo hiệu quả trong các cuộc chiến.

Thời đại đồ sắt

14 sự kiện làm thay đổi lịch sử quân sự thế giới (P1) ảnh 4

1.200 năm TCN

Đồ sắt đầu tiên được sản xuất hàng loạt bởi người Hittile khoảng 1.400 năm TCN và tới năm 1.200 TCN công nghệ làm đồ sắt bắt đầu lan ra các nước Tiểu Á hướng tới Châu Âu, Châu Phi và Châu Á.

Việc sản xuất các đồ công nghệ tiên tiến tạo ra các vật liệu bền bỉ, thay đổi bộ mặt đời sống của con người. Công cụ sắt trợ giúp các hoạt động săn bắn, chăn nuôi có hiệu quả. Vũ khí và áo giáp sắt cũng được thay thế các kim loại trước đó như đồng, cho phép nền văn minh đồ sắt phát triển mạnh mẽ.

Phát minh ra bê tông

14 sự kiện làm thay đổi lịch sử quân sự thế giới (P1) ảnh 5

200 năm TCN

200 năm TCN, người La Mã đã phát triển một phương pháp để sản xuất bê tông. Điều đặc biệt đáng chú ý ở đây là phát minh mới này có tính chống thấm nước. Người La Mã đã sử dụng công cụ này cho tất cả mọi thứ từ việc xây dựng các đền thời đến chốn sinh hoạt cộng đồng và cả những cống thoát nước nổi tiếng của họ.

Bê tông cũng giúp người La Mã thống trị trong quân sự và văn hóa ở khu vực họ kiểm soát. Bê tông cho phép người La Mã phát triển mạng lưới những con đường khổng lồ. Ngoài ra họ còn sử dụng trong việc xây các bến cảng.

Sự phát triển của thuyết “chiến tranh chính nghĩa”

14 sự kiện làm thay đổi lịch sử quân sự thế giới (P1) ảnh 6

426 Công nguyên

Năm 426 Công nguyên, Thánh Augustine đã xuất bản tác phẩm nền tảng “The City of God” (Thành phố tâm linh). Cuốn sách chứa đựng những suy nghĩ của ông về chiến tranh, phân biệt với các giá trị hòa bình của Kito giáo.

Chiến tranh chính nghĩa, theo Nation Geographic “phải được công khai tuyên bố bởi một quốc gia… phải có lý do chính đáng, mục tiêu cuối cùng là thiết lập nền hòa bình”.

Bản đồ

14 sự kiện làm thay đổi lịch sử quân sự thế giới (P1) ảnh 7

1569 Công nguyên

Cho đến năm 1569, định hướng về các địa điểm vẫn rất mù mờ và khó khăn. Các nhà hàng hải vẫn phải dựa vào la bàn và thiên nhiên để điều chỉnh hướng đi của các con tàu.

Người Flemish (thuộc vùng Hà Lan ngày nay) có tên là Geradus Mercator đã vẽ nên tấm bản đồ được coi là tấm bản đồ hiện đại đầu tiên trên thế giới. Tấm bản đồ này được coi là hiện đại bởi nó đã vẽ cả đường kinh tuyến và vĩ tuyến chính xác như bản đồ chúng ta sử dụng bây giờ. Phương pháp bản đồ học học này cho phép các nhà hàng hải xác định đường đi rõ ràng trên những hành trình dài vượt đại dương của mình.

Còn nữa...

Tuệ Linh

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.