5 chiến dịch quân sự tốn kém nhất kể từ Thế Chiến II

Tổng thống Nga Putin đã hé lộ chi phí chiến dịch quân sự ở Syria vào khoảng 464 triệu USD. So sánh với những chiến dịch quân sự tốn kém nhất kể từ Thế Chiến II, con số này vẫn còn khá khiêm tốn.
5 chiến dịch quân sự tốn kém nhất kể từ Thế Chiến II

Thứ Năm tuần trước, ông Putin đã khiến giới chuyên gia phương Tây ngỡ ngàng, khi công bố chi phí cho chiến dịch không kích ở Syria trong vòng hơn 5 tháng chỉ vào khoảng 464 triệu USD (dưới 3 triệu USD/ngày).

Với chi phí như vậy, hãng thông tấn Nga RIA Novosti đã điểm lại những chiến dịch quân sự tốn kém nhất trên thế giới kể từ Chiến tranh Thế giới lần hai.

5. Chiến dịch ném bom của NATO ở Nam Tư: 43 tỷ USD

5 chiến dịch quân sự tốn kém nhất kể từ Thế Chiến II ảnh 1

Cây cầu bắc qua sông Danube ở miền bắc Serbia bị phá hủy bởi các chiến đấu cơ NATO tháng 4/1999.

Chiến dịch ném bom kéo dài 78 ngày của lực lượng NATO nhằm vào các mục tiêu quân sự và dân sự ở Nam Tư. Theo giới phân tích quân sự đến từ công ty Janes (Anh), chi phí cho chiến dịch rơi vào khoảng 43 tỷ USD.

"Trong suốt 78 ngày không kích, các máy bay của lực lượng đồng minh đã thả xuống hơn 23.000 quả bom, phá hủy hơn một nửa năng lực sản xuất kinh tế của Nam Tư", bản báo cáo của Janes cho biết. Serbia ước tính thiệt hại lên tới 29,6 tỷ USD.

Theo chính quyền Nam Tư thống kê khi đó, hơn 1.700 dân thường đã thiệt mạng và khoảng 10.000 người khác bị thương.

Tổng cộng, các chiến đấu cơ NATO xuất kích 35.000 lần, phóng 550 quả tên lửa hành trình, thả 23.000 quả bom, 35% trong số đó là bom dẫn đường chính xác cao. Các chuyên gia ước tính, hơn 31.000 viên đạn làm từ uranium nghèo được bắn vào các mục tiêu ở Serbia và Kosovo, chủ yếu do các máy bay cường kích A-10 thực hiện.

Chiên dịch kết thúc với việc Kosovo tách khỏi Serbia và tuyên bố độc lập vào năm 2008.

4. Chiến tranh vùng Vịnh: 102 tỷ USD

5 chiến dịch quân sự tốn kém nhất kể từ Thế Chiến II ảnh 2

Các máy bay chiến đấu F-15E Eagle tham gia vào Chiến dịch Bão cát Sa Mạc (tháng 8/1990 đến tháng 2/1991).

Chiến tranh vùng Vịnh 1990-1991, được coi là một trong những cuộc xung đột quân sự lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Liên quân do Mỹ dẫn đầu đã mở chiến dịch Bão cát Sa mạc, kéo dài 42 ngày, giải phóng Kuwait và khiến lực lượng Iraq phải rút lui.

Đây là cuộc xung đột đầu tiên mà các vũ khí công nghệ cao như bom dẫn đường thông minh hay chiến tranh điện tử bắt đầu xuất hiện. Theo số liệu từ Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ, chiến dịch tiêu tốn của Hoa Kỳ 102 tỷ USD và sinh mạng của 298 binh lính.

Về phía Iraq, chiến tranh vùng Vịnh đã khiến quốc gia này hứng chịu tổn thất nặng nề. 20.000 - 30.000 binh sĩ thiệt mạng và hơn 75.000 người khác bị thương. Việc sử dụng đạn uranium nghèo đã khiến nhiều binh sĩ và thường dân Iraq phải đối mặt với ung thư nhiều năm sau đó.

3. Chiến tranh Triều Tiên: 341 tỷ USD

5 chiến dịch quân sự tốn kém nhất kể từ Thế Chiến II ảnh 3

Binh sĩ Mỹ trong cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1950.

Ngày 25/6/1950, quân đội Triều Tiên vượt qua vĩ tuyến 38 và mở đợt tấn công nhằm vào Hàn Quốc. Cùng ngày, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết, hỗ trợ quân sự Hàn Quốc.

Các lực lượng Liên Hợp Quốc, chủ yếu là binh sĩ Mỹ, dưới sự chỉ hủy của Tướng Douglas MacArthur được gửi đến bán đảo Triều Tiên. Sự can thiệp của Trung Quốc sau này đã giúp Triều Tiên giành lại vị thế đã mất và kéo dài cuộc chiến thêm 3 năm.

Cuối cùng, hai bên đã ký kết thỏa thuận ngừng bắn vào năm 1953 nhưng hòa bình thì vẫn chưa chính thức tái lập giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.

Tổng cộng, Mỹ đã thả 635.000 tấn bom, bao gồm 32.000 tấn bom napalm xuống bán đảo Triều Tiên. Nhiều hơn tất cả số bom được thả xuống trong chiến dịch Thái Bình Dương của Mỹ trong Thế Chiến II.

Chiến tranh Triều Tiên tiêu tốn của Mỹ 341 tỷ USD, theo thống kê năm 2011 và gần 34.000 người thiệt mạng. Cuộc chiến cũng cướp đi sinh mạng của hàng triệu binh lính và người dân hai miền Triều Tiên.

2. Chiến tranh Việt Nam: 738 tỷ USD

5 chiến dịch quân sự tốn kém nhất kể từ Thế Chiến II ảnh 4

Trực thăng Mỹ yểm trợ cho quân lực Việt Nam Cộng Hòa trong một đợt truy quét tháng 3/1965.

Trong vòng 8 năm, cuộc chiến tranh Việt Nam đã tiêu tốn của Mỹ 738 tỷ USD và sinh mạng của hơn 58.000 binh sĩ quân đội.

Trong giai đoạn 1965 - 1975, không quân Mỹ đã thả tổng cộng 7,6 triệu tấn bom xuống Việt Nam, Lào và Campuchia, gấp ba lần lượng bom sử dụng trong Thế Chiến II. Lượng chất độc màu da cam rải xuống miền Nam Việt Nam đã khiến hàng triệu người bị ảnh hưởng và khoảng 1 triệu người bị tàn tật vì những di chứng nặng nề liên quan đến sức khỏe.

Chiến tranh Việt Nam kết thúc với việc quân đội Mỹ rút khỏi khu vực vào năm 1973. Hai năm sau đó, chiến dịch mùa xuân năm 1975 đã kết thúc với thắng lợi của Quân đội Nhân dân Việt Nam, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

1. Chiến tranh Iraq, Afghanistan: 1 - 6 nghìn tỷ USD

Sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001, Tổng thống Mỹ Geogre W. Bush đã mở Chiến dịch Tự do Vĩnh cửu, nhằm dập tất chủ nghĩa khủng bố toàn cầu ở Afghanistan, Iraq cho đến Philippines, Somalia, Pakistan, Yemen và Indonesia.

Số liệu từ Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ ước tính, chi phí cho chiến tranh trong giai đoạn 2001-2010 đã tiêu tốn 1.147 tỷ USD. Năm 2013, theo Linda Bilmes, giáo sư giảng dạy tại Đại học Harvard, chuyên gia trong lĩnh vực ngân sách, nếu tính cả chi phí y tế, bồi thường sau chiến tranh, chi phí mua sắm trang thiết bị quân sự mới, chi phí xã hội và kinh tế, con số này vào khoảng 4 - 6 nghìn tỷ USD.

Với những thống kê như vậy, đây được coi là Cuộc chiến chống Khủng bố tốn kém nhất trong lịch sử nước Mỹ. Trong Thế Chiến II, Mỹ chi phí vào khoảng 3 nghìn tỷ USD.

Bên cạnh chi phí về tiền tệ, cuộc chiến cũng cướp đi sinh mạng hàng ngàn binh sĩ thuộc liên quân do Mỹ dẫn đầu, hơn 10.000 người khác bị thương. Chiến tranh Afghanistan và Iraq đều không được coi là thành công.

Trải qua hơn một thập kỷ bạo lực, một khu vực lãnh thổ rộng lớn của Iraq hiện do phiến quân Hồi giáo IS chiếm đóng. Còn ở Afghanistan, Taliban đã trỗi dậy trở lại sau khi sứ mệnh của NATO đang dần rời xa quốc gia này.

Đăng Nguyễn

Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.