5 vũ khí chủ lực trong đòn tấn công toàn cầu của Mỹ

(Ngày Nay) - Mỹ đang sở hữu hàng loạt vũ khí đầy uy lực, có thể tấn công chớp nhoáng để loại bỏ mối đe dọa khắp thế giới.

Triều Tiên hôm 4/7 phóng thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-14 khiến giới quân sự và tình báo Mỹ lo lắng. Tuy nhiên, Washington vẫn tự tin vào khả năng phòng thủ từ xa bằng việc sử dụng các vũ khí có khả năng tấn công chớp nhoáng toàn cầu, theo Scout.

Hạm đội tàu ngầm hạt nhân

Hải quân Mỹ hiện có ba loại tàu ngầm hạt nhân có khả năng tấn công các mục tiêu khắp thế giới. Đầu tiên là tàu ngầm hạt nhân tấn công (SSN), được thiết kế để tìm kiếm và tiêu diệt tàu ngầm và tàu nổi đối phương, sử dụng tên lửa hành trình Tomahawk và thả lực lượng đặc nhiệm (SOF) để tấn công mục tiêu trên đất liền. Chúng còn thực hiện nhiệm vụ tình báo, trinh sát và giám sát (ISR), hỗ trợ cụm tác chiến tàu sân bay và tham gia tác chiến thủy lôi. Trong biên chế hải quân Mỹ hiện có ba lớp tàu ngầm hạt nhân tấn công gồm Los Angeles, SeaWolf và Virginia.

Loại thứ hai là tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN). Kể từ thập niên 1960, SSBN là loại tàu ngầm răn đe chiến lược duy nhất của Mỹ. Hải quân nước này hiện có 14 tàu lớp Ohio, mỗi chiếc mang 24 tên lửa đạn đạo chứa nhiều đầu đạn độc lập.

Cuối cùng là tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa dẫn đường (SSGN) được cải tiến từ tàu ngầm lớp Ohio. Được trang bị tới 154 tên lửa hành trình Tomahawk và có độ ồn thấp, chúng có thể tung đòn tấn công bất ngờ vào mục tiêu trên đất liền.

Oanh tạc cơ tàng hình B-2 Spirit

Máy bay ném bom chiến lược B-2 Spirit được thiết kế để xuyên thủng lưới phòng không đối phương, sau đó tung đòn đánh phủ đầu bằng vũ khí dẫn đường chính xác. Ngay cả khi phát hiện được chiếc B-2, đối phương cũng khó có thể tiêu diệt do khả năng tàng hình trước radar và cảm biến hồng ngoại của nó.

Dù chỉ có 20 chiếc trong biên chế không quân Mỹ, B-2 vẫn là vũ khí không thể thiếu trong các đợt tấn công phủ đầu. Giống như tên lửa hành trình Tomahawk, chúng từng được sử dụng để dọn đường trong các chiến dịch quân sự ở Iraq và Libya, với mục đích tiêu diệt những mục tiêu được bảo vệ nghiêm ngặt trong lãnh thổ đối phương.

Hạm đội tàu sân bay

Mỹ là quốc gia duy nhất xây dựng chiến lược hải quân xoay quanh tàu sân bay. Lực lượng của Mỹ gồm 10 siêu tàu sân bay lớp Nimitz đang hoạt động, chưa kể tới hàng loạt tàu đổ bộ được ví như tàu sân bay hạng nhẹ, nhiều hơn số tàu sân bay của tất cả các quốc gia khác trên thế giới cộng lại. Ngoài ra, hải quân Mỹ đang thử nghiệm siêu tàu sân bay lớp Ford với nhiều tính năng hiện đại hơn lớp Nimitz.

Tàu sân bay là những sân bay nổi để chiến đấu cơ xuất kích, cũng là trung tâm chỉ huy của nhóm tác chiến hải quân. Các hệ thống phòng thủ đa tầng, được kết nối mạng, kết hợp với chiến thuật linh hoạt giúp tàu sân bay Mỹ chống lại hầu hết mối đe dọa hiện nay, đồng thời cho phép Mỹ triển khai sức mạnh quân sự toàn cầu.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III

Nhiệm vụ của Minuteman III là tấn công phủ đầu và đáp trả đối phương trong chiến tranh hạt nhân. Đây là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trên đất liền duy nhất của Mỹ, có tầm bắn 9.650 km, mang theo ba đầu đạn hạt nhân độc lập, mỗi đầu đạn có sức công phá gấp 20-23 lần quả bom nguyên tử ném xuống thành phố Hiroshima trong Thế chiến II.

Theo hiệp ước START II, Mỹ đang duy trì 400 tên lửa Minuteman III trực chiến, mỗi quả chỉ được gắn một đầu đạn hạt nhân. 50 quả đạn khác không mang đầu đạn được niêm cất trong kho.

Lực lượng đặc nhiệm

Đây là lựa chọn hiệu quả khi Mỹ cần đột kích mục tiêu một cách bí mật. Lực lượng đặc nhiệm có thể dùng nhiều phương thức để tiếp cận, trước khi tập kích mục tiêu giá trị cao mà không bị phát hiện.

5 vũ khí chủ lực trong đòn tấn công toàn cầu của Mỹ ảnh 1 Đặc nhiệm Mỹ trên chiến trường. Ảnh: SOFREP.

Hồi tháng 3, SEAL Team 6, đơn vị đặc nhiệm tinh nhuệ nhất của hải quân Mỹ,  lần đầu tiên tham gia cuộc tập trận chung thường niên mang tên "Đại bàng Non" và "Giải pháp Then chốt" với quân đội Hàn Quốc nhằm luyện tập phương án xâm nhập, loại bỏ hệ thống chỉ huy tác chiến và phá hủy các cơ sở quân sự quan trọng của Triều Tiên.

Theo Vnexpress
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.