Ấn Độ ráo riết mua 'lá chắn tên lửa' để đối phó với Trung Quốc

(Ngày Nay) - Quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đang ráo riết xây dựng các công sự dọc theo khu vực tranh chấp trên dãy Himalaya sau cuộc đụng độ đẫm máu nhất trong hàng thập kỷ qua.

Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 tiên tiến của Nga sẽ được chuyển giao cho Ấn Độ. Ảnh: AFP
Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 tiên tiến của Nga sẽ được chuyển giao cho Ấn Độ. Ảnh: AFP

Truyền thông Ấn Độ mới đây đã liên tục đưa tin việc Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh đã có chuyến thăm tới Moscow để thúc giục phía Nga bàn giao hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph.

Theo các nhà quan sát quân sự, hệ thống phòng thủ tên lửa này một khi kết hợp với dàn máy bay được thiết kế đẻ chiến đấu ở độ cao lớn như dãy Himalaya có thể là mối đe dọa đối với quân đội Trung Quốc.

Nga được cho là sẽ chuyển giao hệ thống tên lửa trị giá 5,2 tỷ USD cho đối tác Ấn Độ vào tháng 12 năm 2021, nhưng kế hoạch này đã bị trì hoãn vì đại dịch COVID-19.

Ấn Độ ráo riết mua 'lá chắn tên lửa' để đối phó với Trung Quốc ảnh 1

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh (trái) tham dự lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng tại Quảng trường Đỏ trong chuyến thăm Moscow. Ảnh: Twitter

Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều đang sở hữu hệ thống S-300, một phiên bản kém nổi trội hơn của S-400. Đáng chú ý, Trung Quốc từ lâu đã vượt mặt Ấn Độ để sở hữu hệ thống S-400, với lần giao hàng cuối cùng là vào năm 2018.

"Căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ về tranh chấp biên giới đã thúc đẩy chính quyền New Delhi tăng cường phòng thủ trên không để đủ sức cạnh tranh với Bắc Kinh", theo chuyên gia Collin Koh từ Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore.

Các nhà thầu của Nga tuyên bố S-400 là một hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến có thể phát hiện và bắn gục các mục tiêu bao gồm cả tên lửa đạn đạo, máy bay phản lực và máy bay không người lái từ khoản cách 600 km, ở độ cao từ 10 m tới 27 km.

Ấn Độ ráo riết mua 'lá chắn tên lửa' để đối phó với Trung Quốc ảnh 2

Máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã

Lần gần nhất tranh chấp biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ nổ ra là vào năm 2017, khi Trung Quốc tiến hành cải tạo đường bộ ở khu vực Doklam, gần khu vực biên giới ngã ba giáp Bhutan và Ấn Độ.

Cuộc đụng độ mới nhất và cũng là đẫm máu nhất giữa quân đội hai bên đã nổ ra vào tuần trước tại thung lũng Galwan thuộc khu vực Ladakh. Binh sĩ hai bên đã "quần thảo" nhau trong suốt 6 giờ đồng hồ với các vũ khí thô sơ cùng gạch đá, kết quả là ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng, trong khi Trung Quốc không tiết lộ con số thương vong.

Tại Hong Kong, chuyên gia quân sự Liang Guoliang cho biết mặc dù S-400 có thể phát hiện và bắn hạ các máy bay chiến đấu J-10C và J-11B của Trung Quốc, nhưng nó sẽ không thể đối phó với máy bay chiến đấu tàng hình J-20 hoặc các máy bay tàng hình khác.

"S-400 không thể hạ gục tên lửa hành trình DF-10 và Changjian-100 hoặc tên lửa đạn đạo siêu thanh DF-17", ông Liang chỉ ra. "Nếu chiến tranh nổ ra, hệ thống tên lửa này sẽ chỉ thực sự giúp phòng thủ bầu trời của New Dehli".

Nhưng Song Zhongping, một nhà bình luận quân sự khác, lại quả quyết cho rằng sẽ là một thảm họa với Trung Quốc nếu Ấn Độ sở hữu S-400.

"Hệ thống S-400 có phạm vi hoạt động dài hơn và tốc độ bắn chính xác hơn, ngoài ra Ấn Độ còn sở hữu máy bay phản lực Su-30 của Nga cùng trực thăng Apache của Mỹ, tất cả đều được thiết kế cho các trận chiến tại những nơi có địa hình cao và hiểm trở", ông Song cho biết. "Thực tế cho thấy, quân đội Ấn Độ có nhiều kinh nghiệm chiến đấu trên núi sau những cuộc giao tranh với Pakistan, trong khi phía Trung Quốc đã không tham gia bất kỳ trận chiến nào trong nhiều thập kỷ."

Dù Ấn Độ đã cố gắng "nội địa hóa" hệ thống khí tài quân sự, thế nhưng hơn một nửa hệ thống vũ khí của nước này lại được nhập khẩu. Dữ liệu mới nhất từ Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm cho thấy Ấn Độ chiếm 9,2% tổng sản lượng nhập khẩu vũ khí toàn cầu trong 4 năm qua, sau Ả Rập Saudi - nước nhập khẩu lớn nhất với 12%. Trong khi đó Trung Quốc đứng thứ năm với khoảng 4,3%.

Không giống như Ấn Độ, gần như tất cả các hệ thống vũ khí của quân đội Trung Quốc triển khai tại khu vực biên giới đều được sản xuất trong nước.

Thế nhưng theo ông Collin Koh, sẽ rất khó để đánh giá tương quan lực lượng hai bên nếu chỉ xem xét khí tài quân sự.

"Cần phải đánh giá yếu tố con người, học thuyết và khả năng đồng bộ tác chiến của các đơn vị. Dựa trên điều này, tôi cam đoan rằng cả quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đều có những điểm mạnh cho thế giới chiếm ngưỡng và cả những điểm yếu mà họ cần khắc phục nếu để xảy ra đụng độ trên dãy Himalaya."

Theo SCMP
Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành phải chủ động xây dựng các kịch bản quản lý, điều hành giá các dịch vụ, hàng hóa thiết yếu, phù hợp với kịch bản điều hành chung, không để bị động.
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 24/4, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã gửi văn bản, đề nghị Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường đảm bảo an toàn trong hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch Hè 2024.
Cận cảnh chao đèn họa tiết hoa mẫu đơn cánh kép.
Họa tiết hoa mẫu đơn: Ngoại lệ của Louis Comfort Tiffany
(Ngày Nay) - Những chùm hoa mẫu đơn lớn nhiều màu sắc với hương thơm ngào ngạt luôn chiếm vị trí đắc địa trong khu vườn. Dù là hoa cánh đơn hay cánh kép, Louis Comfort Tiffany cũng không thể cưỡng lại vẻ đẹp kiều diễm ấy.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.