Ảnh vệ tinh tiết lộ Trung Quốc xây dựng công trình trên dãy Himalaya

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới xuất hiện cho thấy Trung Quốc đã xây dựng một loạt công sự trên dãy Himalayam dọc theo đường biên giới tranh chấp với Ấn Độ và Bhutan.
Hình ảnh vệ tinh về ngôi làng Pangda của Trung Quốc do Maxar Technologies cung cấp.
Hình ảnh vệ tinh về ngôi làng Pangda của Trung Quốc do Maxar Technologies cung cấp.

Theo công ty vệ tinh Maxar Technologies có trụ sở tại Mỹ, những hình ảnh ngày 28/10 năm 2020 cho thấy "rõ ràng đã có hoạt động xây dựng quan trọng trong năm nay dọc theo khu vực thung lũng sông Torsa". Công ty Maxar nói thêm rằng các "boongke quân sự mới" đang được thiết lập gần khu vực Doklam.

Maxar cho biết những hình ảnh cho thấy một ngôi làng mới được xây dựng, ở phía biên giới tranh chấp với Bhutan, cũng như một kho tiếp nhiên liệu trên lãnh thổ Trung Quốc, gần điểm xảy ra tranh chấp căng thẳng giữa lực lượng Ấn Độ và Trung Quốc vào năm 2017.

Trong một tuyên bố, đại sứ Bhutan tại Ấn Độ, Thiếu tướng Vetsop Namgyel, khẳng định "không có làng Trung Quốc nào bên trong lãnh thổ Bhutan".

Là một dải đất mỏng giáp với cả ba quốc gia, khu vực Doklam được cả Trung Quốc và Bhutan tuyên bố chủ quyền, nhưng đây cũng là nơi rất quan trọng về mặt chiến lược đối với Ấn Độ, vì nó nằm gần Hành lang Siliguri, huyết mạch quan trọng giữa thành phố thủ đô New Delhi và các bang phía đông bắc. 

"Hành lang Siliguri là lãnh thổ quan trọng về mặt chiến lược và rất nhạy cảm, vì nó vẫn là cầu nối duy nhất giữa 8 bang phía đông bắc của Ấn Độ và phần còn lại của đất nước", nhà phân tích Syed Fazl-e-Haider từ Viện nghiên cứu Lowy nhận định. "Bằng cách bành trướng chỉ 130 km, quân đội Trung Quốc có thể cắt đứt Bhutan, phía tây Bengal và các bang phía đông bắc của Ấn Độ. Khoảng 50 triệu người ở đông bắc Ấn Độ sẽ bị chia tách khỏi đất nước".

Trong một bài báo trên tờ Global Times đăng hồi đầy tuần, các chuyên gia Trung Quốc đã bác bỏ tuyên bố của công ty vệ tinh Maxar và cho rằng đã có một ngôi làng Trung Quốc được xây dựng trên lãnh thổ Bhutan.

Vào năm 2017, căng thẳng bùng lên sau khi Bhutan cáo buộc Trung Quốc xây dựng một con đường bên trong lãnh thổ của mình. Trung Quốc, quốc gia không có quan hệ ngoại giao chính thức với Bhutan, bác bỏ cáo buộc cho rằng khu vực này là một phần lãnh thổ của nước này.

Bhutan vốn là đồng minh lâu năm Ấn Độ, dựa vào chính quyền Delhi để huấn luyện cho các lực lượng vũ trang của mình và hợp tác chặt chẽ với Ấn Độ về chính sách đối ngoại.

Đầu năm nay, Ấn Độ và Trung Quốc đã xảy ra một cuộc đụng độ đẫm máu dọc theo một đoạn biên giới tranh chấp khác trên dãy Himalaya khiến ít nhất 20 binh sĩ thiệt mạng, đây là cuộc xung đột tồi tệ nhất giữa hai nước kể từ năm 1962.

Trong khi cả hai quốc gia đồng ý giảm leo thang căng thẳng, hình ảnh vệ tinh của Maxar Technologies cho thấy Trung Quốc tiếp tục củng cố vị trí của mình dọc theo biên giới với Ấn Độ, mặc dù việc xây dựng thêm khó có thể xảy ra vào thời điểm này trong năm do điều kiện mùa đông khắc nghiệt trên dãy Himalaya.

Theo CNN
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.