"Bắc Kinh nhất định không chấp nhận phán quyết của tòa quốc tế”

Truyền thông Trung Quốc tiếp tục thách thức dư luận thế giới khi tuyên bố Bắc Kinh “nhất định sẽ không chấp nhận phán quyết của tòa quốc tế” về chủ quyền ở các đảo trên Biển Đông.
"Bắc Kinh nhất định không chấp nhận phán quyết của tòa quốc tế”

Tờ Hoàn Cầu thời báo hôm qua tuyên bố, Bắc Kinh sẽ không chấp nhận các phán quyết của bất cứ tòa án quốc tế nào về vấn đề chủ quyền ở các đảo trên Biển Đông.

“Có lẽ việc tập trận chung với Mỹ đã cho Philippines thêm chút can đảm. Nước này đang kiện Trung Quốc về việc dùng vũ lực chiếm đóng một số đảo của Manila tại Tây Sa (Trường Sa),” tờ báo luôn cổ vũ cho tư tưởng dân tộc cực đoan ở Trung Quốc viết.

"Bắc Kinh nhất định không chấp nhận phán quyết của tòa quốc tế” - anh 1

Binh sỹ Philippines tập trận cùng hải quân Mỹ.

Báo này lập luận rằng việc thụ lý vụ kiện có thể phải chờ thêm ít nhất hai năm nữa, trong khi Bắc Kinh “nhất định sẽ không chấp nhận phán quyết của tòa quốc tế”.
Trong khi đó, tờ Philippines Inquirer hôm 27/6 khi đưa tin về cuộc tập trận liên quân Mỹ - Philippines đã bình luận rằng: “Không còn cách nào khác, ngay từ bây giờ phải loại bỏ các căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông”.
Nội dung bài viết của Philippines Inquirer ít nhiều thể hiện hy vọng mối quan hệ liên minh với Mỹ sẽ là điểm tựa để Manila phát triển tiềm lực hải quân, bị cho là yếu hơn khá nhiều so với Bắc Kinh.
Theo kênh truyền hình ABS-CBN của Philippines, nước này và Mỹ huy động hơn 1.400 binh lính, 5 tàu chiến tập trận ở vịnh Subic, cách bãi Scarborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham) khoảng 100 hải lý.
Khu vực quanh vịnh Subic cũng là nơi mà năm ngoái, hải quân Trung Quốc, hải quân Philippines tập trận trong bối cảnh được mô tả là “căng thẳng lên đến đỉnh điểm” giữa Manila và Bắc Kinh.
"Bắc Kinh nhất định không chấp nhận phán quyết của tòa quốc tế” - anh 2

Bản đồ mới của Trung Quốc bị nhiều nước lên án là phi lý và không có cơ sở.

Liên quan đến tấm bản đồ phi pháp với đường 10 đoạn ‘nuốt trọn’ Biển Đông của Bắc Kinh, cả Ấn Độ và Philippines đều đã mạnh mẽ lên tiếng chỉ trích.
Không chỉ đòi hỏi chủ quyền tới hơn 90% diện tích Biển Đông, bản đồ của Trung Quốc còn đòi luôn cả Arunachal Pradesh - bang Đông Bắc Ấn Độ - như một phần thuộc Tây Tạng.
Sáng nay, 30/6, tờ Hoàn Cầu thời báo phản ứng rằng việc “Ấn Độ, Philippines không nên có đòi hỏi phi lý về chủ quyền của Trung Quốc”.
Tham vọng cướp đất, cướp đảo của Bắc Kinh đang lộ rõ với những bước đi mỗi lúc một ngang ngược hơn. Đối với Việt Nam, sau khi kéo giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế nước ta, Trung Quốc xua thêm giàn khoan Nam Hải 9 đến Vịnh Bắc Bộ - tại khu vực hai nước đang đàm phán phân định ranh giới. Tiếp đó, nước này tuyên bố đưa tàu thăm dò dầu khí ra Biển Đông.
Nhìn trên bản đồ do Cục Hải sự Trung Quốc đăng tải, tàu thăm dò dầu khí Hải Dương 719 nằm ở khoảng giữa đường nối từ cảng Tam Á nước này đến tỉnh Đà Nẵng của Việt Nam.
Trung Quốc ngang nhiên đưa thêm giàn khoan, tàu thăm dò dầu khí tới Vịnh Bắc Bộ ngay sau khi Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì kết thúc chuyến thăm Việt Nam.

Thông tin này được ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết hôm nay, trong cuộc họp báo thường kỳ.

"Bắc Kinh nhất định không chấp nhận phán quyết của tòa quốc tế” - anh 3

Tàu hải giám Trung Quốc mở hết tốc lực truy cản tàu cảnh sát biển của Việt Nam.

Ông Bình cho biết, các cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện giàn khoan Nam Hải-09 di chuyển đến vùng chưa phân định ranh giới giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Vịnh Bắc Bộ.

“Theo luật pháp quốc tế, ở khu vực vùng biển chưa phân định, không nước nào được đơn phương thăm dò, khai thác. Đáng chú ý là việc này diễn ra ngay sau chuyến thăm Việt Nam của Dương Khiết Trì”, ông Bình nói.

"Bắc Kinh nhất định không chấp nhận phán quyết của tòa quốc tế” - anh 4

Tàu thăm dò dầu khí Hải Dương 791 của Trung Quốc.

Người phát ngôn tuyên bố Việt Nam mạnh mẽ phản đối và yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hoạt động gây căng thẳng, phức tạp thêm tình hình Biển Đông.

Trong cuộc họp báo thường kỳ chiều nay, ông Bình cũng ra tuyên bố phản đối việc Trung Quốc trắng trợn phát hành bản đồ khổ dọc với ‘đường lưỡi bò’ bao phủ gần hết Biển Đông.

Ông Bình xác nhận thông tin Trung Quốc vẫn tiếp tục xây dựng trái phép một số công trình nhà ở tại đảo Phú Lâm, thuộc Hoàng Sa của Việt Nam và xây kiên cố một số điểm đảo ở quần đảo Trường Sa bị nước này chiếm đóng trái phép bằng vũ lực hồi tháng 3 năm 1988.

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.