Bạn có biết: Chuyện không phải ai cũng biết về tháp Eiffel

Tròn 125 năm, vẻ đẹp của tháp Eiffel vẫn đang là biểu tượng văn hóa, kiến trúc đầy tự hào, kiêu hãnh của nước Pháp và thủ đô Paris hoa lệ. Nhờ nét vẽ tuyệt vời của Picasso, những áng thơ bất hủ... mà Eiffel không bị phá hủy năm 1909.
Bạn có biết: Chuyện không phải ai cũng biết về tháp Eiffel

Tháp Eiffel được xây dựng năm 1889 với mục đích triển lãm quốc tế, là cổng chào cho Hội chợ Thế giới năm 1889, nhằm mục đích kỷ niệm 100 năm Cách mạng tư sản Pháp (1789 – 1889).

Công trình vĩ đại bằng sắt cao 325m này giữ kỷ lục cao nhất thế giới trong suốt 41 từ năm 1889 đến 1930.

Bạn có biết: Chuyện không phải ai cũng biết về tháp Eiffel - anh 1

Vẻ đẹp thơ mộng đầy kiêu hãnh của Eiffel

Năm 1909, người ta định phá hủy Eiffel. Cuối cùng, nó được giữ lại với vai trò là một cây ăng-ten vô tuyến khổng lồ.

Cuối cùng, đến năm 1910, chính phủ Pháp quyết định giữ gìn và bảo tồn Eiffel vĩnh viễn.

Bạn có biết: Chuyện không phải ai cũng biết về tháp Eiffel - anh 2

Công trình sắt tuyệt đẹp trong nắng Paris

Bạn có biết: Chuyện không phải ai cũng biết về tháp Eiffel - anh 3

Năm 1910, Eiffel được chính thức giữ gìn, bảo tồn vĩnh viễn

Đến năm 1930, tòa nhà chọc trời Chrysler ở thành phố New York, Mỹ đã “qua mặt” Eiffel khi hơn 18m. Tuy nhiên, nếu tính thêm 24 m chiều cao chiếc ăng-ten, tháp Eiffel vẫn giữ vững ngôi vị số 1 của mình. Cho đến nay, Eiffel là công trình cao thứ năm trong số các tòa nhà cao tầng của Pháp.

Bạn có biết: Chuyện không phải ai cũng biết về tháp Eiffel - anh 4

Công trình sắt vĩ đại này cao 325m

Cứ 7 năm một lần, người ta phải dùng đến 60 tấn sơn và 40.000 giờ lao động để ‘tân trang’ và chống bị ăn mòn cho Eiffel.

Tác giả của công trình vĩ đại này là Alexandre Gustave Eiffel (1832 – 1923), một kiến trúc sư kết cấu người Pháp. Để tưởng nhớ công lao to lớn của ông, chính phủ Pháp đã đặt tên tháp là Eiffel.

Bạn có biết: Chuyện không phải ai cũng biết về tháp Eiffel - anh 5

Alexandre Gustave Eiffel (1832 – 1923)

Bạn có biết: Chuyện không phải ai cũng biết về tháp Eiffel - anh 6

Bức tượng Gustave Eiffel dưới chân tháp

Từ năm 1985, tháp được lắp thêm hệ thống chiếu sáng làm nổi bật đường nét cấu trúc và vẻ đẹp hiếm thấy của Eiffel.

20.000 là tổng số bóng đèn được lắp từ chân tháp đến ngọn tháp Eiffel.

Bạn có biết: Chuyện không phải ai cũng biết về tháp Eiffel - anh 7

20.000 bóng đèn...

Bạn có biết: Chuyện không phải ai cũng biết về tháp Eiffel - anh 8

.... được lắp từ chân đến ngọn tháp Eiffel

Khi Chiến tranh Thế giới II đang nổ ra, Hitler đến thăm Paris và ngỏ ý muốn thăm Eiffel. Người Pháp đã cắt dây cáp thang máy trên tháp Eiffel để trùm phát xít tự đi bộ nếu muốn lên đến đỉnh ngọn tháp.

Năm 2011, tháp Eiffel là công trình thup phí được thăm quan nhiều nhất trên thế giới, với 6.980.000 lượt thăm.

Bạn có biết: Chuyện không phải ai cũng biết về tháp Eiffel - anh 9

Năm 2017, sẽ có khoảng 300 triệu lượt khách

ghé thăm Eiffel

Bạn có biết: Chuyện không phải ai cũng biết về tháp Eiffel - anh 10

Hàng triệu du khách đã đến Eiffel để thưởng lãm

Theo dự tính, sẽ có khoảng 300 triệu lượt khách thăm quan Eiffel năm 2017.

Ban đầu, dự án xây dựng tháp Eiffel được thiết kế cho thành phố Barcelona của Tây Ban Nha.

Tầm nhìn xa trên đỉnh tháp lên tới 67km.

Bạn có biết: Chuyện không phải ai cũng biết về tháp Eiffel - anh 11

Eiffel đã tăng thêm 15cm do nhiệt độ thay đổi

Chiều cao của tháp Eiffel đã tăng thêm 15cm do sự thay đổi của nhiệt độ.

Thợ may người Áo Franz Reichelt (1879 – 1912) đã chết sau khi thử nghiệm khả năng ‘bay’ của chiếc áo choàng mình phát minh khi nhảy từ đỉnh tháp Eiffel xuống dưới.

Để lên được đỉnh tháp Eiffel, bạn phải leo tất cả 1.665 bậc.

Bạn có biết: Chuyện không phải ai cũng biết về tháp Eiffel - anh 12

1.665 là tổng số bậc ở Eiffel

Bạn có biết: Chuyện không phải ai cũng biết về tháp Eiffel - anh 13

Eiffel nhìn từ dưới lên

Alain Ducasse, đầu bếp nổi tiếng thế giới, vịnh dự sở hữu tầng 2 của tòa tháp cho nhà hàng chuyên phục vụ những khách hàng sành ăn uống.

Bạn có biết: Chuyện không phải ai cũng biết về tháp Eiffel - anh 14

Đầu bếp Alain Ducasse

Trên thân của Eiffel có khắc tên của 72 kỹ sư, nhà khoa học và toán học xuất chúng ở mọi thời đại của Pháp.

Rất nhiều bản sao của tháp Eiffel được xây dựng rải rác khắp nơi trên thế giới, bao gồm: Las Vegas (Mỹ), Trung Quốc, Rumani, Copenhagen (Đan Mạch), Varna (Bungari), Aktau (Kazakhstan)....

Bạn có biết: Chuyện không phải ai cũng biết về tháp Eiffel - anh 15

Bản sao tháp Eiffel ở Las Vegas (Mỹ)

Nhà bác học nổi tiếng người Mỹ Thomas Edison đã đến thăm và đặc biệt ấn tượng trước vẻ đẹp của Eiffel. Ông viết lưubút lại trong cuốn sách khách mời: “Alexandre Gustave Eiffel là một kỹ sư xây dựng dũng cảm, một nhà sáng tạo phi thường nhất của nền kỹ thuật hiện đại, người được mọi kỹ sư khác, kể cả Kỹ sư vĩ đại của Chúa tôn trọng và ngưỡng mộ”.

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.