Bầu cử Tổng thống Mỹ: cục diện khó đoán và tính phân cực giữa lưỡng đảng

(Ngày Nay) - Cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020 không chỉ diễn biến phức tạp, mà còn thể hiện tính phân cực ngày càng rõ rệt giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hoà, New York Times nhận định.
Ảnh minh hoạ: ABC
Ảnh minh hoạ: ABC

(Bài viết trích dẫn quan điểm của Thomas Byrne Edsall, chuyên gia bình luận của New York Times. Ông cũng từng phụ trách mảng chính trị quốc tế tại tờ Washington Post trong suốt 25 năm.)

Chưa phải lúc để Joe Biden chủ quan

Chỉ còn 20 ngày nữa cho đến ngày bầu cử Tổng thống Mỹ. Mọi tín hiệu dường như vẫn đang ủng hộ ông Joe Biden. Nhưng chuỗi sự kiện giúp Tổng thống Donald Trump giành chiến thắng tại Đại Cử tri Đoàn năm 2016 cho thấy, đây chưa phải lúc để ứng cử viên đảng Dân chủ ăn mừng. Sau đây là một số lý do khiến các chính trị gia Dân chủ lo lắng.

Một cách để đo lường sự nhiệt tình của cử tri là so sánh tỷ lệ đăng ký bầu cử tại mỗi đảng. Một chiến lược gia thuộc Đảng Dân chủ đã phân tích: “Kể từ tuần trước, tỷ lệ người da trắng không học đại học tại hơn 30 khu vực đăng ký bầu cử ở các bang chiến địa đã tăng 10 điểm so với tháng 9/2016. Điều này khiến số điểm của Đảng Dân chủ giảm từ 10 xuống còn 6 tại những khu vực này. Không chỉ vậy, một số lượng đáng kể cử tri da trắng không bằng đại học lần đầu tham gia bỏ phiếu trong năm nay.” Đó là một tín hiệu có lợi cho ông Trump, bởi cộng đồng người da trắng không bằng đại học được cho là ủng hộ ông rất nhiệt tình.

David Wasserman, biên tập viên của The Cook Political Report -  bản tin trực tuyến phi đảng phái phân tích các cuộc bầu cử và chiến dịch tranh cử của Mỹ, cho biết: “Đảng Cộng hoà đang lấn át Đảng Dân chủ bằng cách thu hút thêm các cử tri lần đầu tham gia bầu cử - một sự cải thiện đáng kể so với năm 2016.” Trong những tháng vừa qua, Florida, North Carolina và Pennsylvania là các bang mà đảng Cộng hoà chiếm ưu thế. 

Bầu cử Tổng thống Mỹ: cục diện khó đoán và tính phân cực giữa lưỡng đảng ảnh 1

Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một chiến dịch tranh cử tại Florida ngày 12/10. (Ảnh: Reuters)

Đáng lo ngại hơn, những thống kê của Pew Research Center cho thấy số phiếu của cộng đồng phụ nữ da đen - một trong các “lực lượng” ủng hộ nhiệt tình phe Dân chủ, đang suy giảm. Năm 2016, cộng đồng này ủng hộ bà Hillary Clinton với tỉ lệ 98-1 so với ông Trump. Năm nay, tỉ lệ ủng hộ có đôi chút thay đổi khi ứng cử viên là Joe Biden: 91-6 so với Trump.

Ngoài ra, đảng Dân chủ cũng đang lo lắng các cử tri của họ có yêu cầu, điền và gửi các lá phiếu vắng mặt đúng cách hay không. Cho đến nay, số phiếu nhận được qua email vẫn chưa thoả mãn kỳ vọng của các chính trị gia cánh tả. 

Tuy nhiên, vẫn có vài tín hiệu tích cực củng cố niềm tin cho Joe Biden. Ông đang thu hút lá phiếu từ những cử tri rất quan trọng của Trump, như người không có bằng đại học, người có thu nhập trung bình và đàn ông - tất cả đều là người da trắng. Đồng thời, sự ủng hộ Joe Biden tại các cộng đồng như phụ nữ da trắng có bằng đại học, cử tri trẻ trong độ tuổi từ 18 đến 29, cử tri có thu nhập cao, cử tri phi tôn giáo và phụ nữ độc thân cũng đang gia tăng.

Chế độ đảng phái cực đoan ngày càng rõ rệt

Đã có khá nhiều các nghiên cứu mang tính học thuật cao về thái độ của cử tri, cùng sự phân cực ngày càng rõ rệt giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hoà .

Nghiên cứu của Carlos Algara và Isaac Hale, các nhà khoa học chính trị tại Đại học Texas-El Paso và Đại học California-Davis cho thấy, một số lượng lớn đảng viên Dân chủ có quan điểm bảo thủ về chủng tộc có thể bỏ phiếu cho các ứng cử viên Cộng hòa.

Nghiên cứu khác của các nhà khoa học đến từ trường Đại học Duke, trường Đại học Bang Louisiana và Đại học George Washington lại nhận định rằng Trump đã quá lạm dụng những thông điệp mang tính phân biệt chủng tộc của mình. Điều này khiến một bộ phận cử tri ủng hộ ông phẫn nộ, và họ bắt đầu mất niềm tin vào Tổng thống. Nói cách khác, Trump đang tự bắn vào chân mình.

Bầu cử Tổng thống Mỹ: cục diện khó đoán và tính phân cực giữa lưỡng đảng ảnh 2

Ông Trump đã từng đăng những tweet công kích các nữ nghị sĩ da màu thuộc đảng Dân chủ vào ngày 14/7/2019 và bị Hạ viện Mỹ phản đối mạnh mẽ. (Ảnh: AFP) 

Ở quy mô lớn hơn, Brian Schaffner, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Tufts, Massachusetts, đã cung cấp cho New York Times một nghiên cứu tìm hiểu ý thức về chủ nghĩa tự do của các cử tri tại lưỡng đảng. Schaffner sẽ đánh giá dựa trên các câu hỏi khảo sát về chăm sóc sức khỏe, nhập cư, hôn nhân đồng tính, kiểm soát sử dụng súng, bảo vệ môi trường và mức chi tiêu của chính phủ từ năm 2010 đến năm 2018. Kết quả cho thấy, phe Cộng hoà duy trì việc ủng hộ chủ nghĩa tự do ở mức rất thấp, nhưng ổn định trong 8 năm. Ngược lại, sự ủng hộ từ đảng Dân chủ tăng dần qua từng năm. Đặc biệt, đảng viên da trắng là những người chuyển sang khuynh hướng thiên tả rõ rệt nhất.

Bên cạnh đó, trong khoảng 2 thập kỷ qua, đảng Cộng hoà không trỉ qua quá nhiều sự thay đổi. Phía bên kia, đảng Dân chủ đã trở thành hiện thân của sự đa dạng.

Joshua N. Zingher, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Old Dominion (Virginia), đã mô tả chi tiết sự khác biệt về nhân khẩu học giữa 2 đảng qua nghiên cứu có tên: “Phân tích sự thay đổi về cơ sở xã hội bên trong các đảng chính trị tại Hoa Kỳ”.

Zingher bắt đầu nghiên cứu với đảng Cộng hoà. Từ năm 2000 đến năm 2016, tỷ lệ cử tri da trắng không theo học đại học và cử tri theo đạo Tin lành chỉ thay đổi ở mức 1% hoặc thấp hơn, cho dù nước Mỹ đã chuyển mình rất nhiều trong khoảng thời gian đó.

Ngược lại, đối với phe Dân chủ, tỷ lệ người Mỹ gốc Phi tăng từ 20% lên 27%; người Latinh tăng từ 8% đến 19%. Cộng đồng người không theo tôn giáo và người da trắng tốt nghiệp đại học cũng tăng với tỷ lệ lần lượt là 13% và 4%.

Có thể thấy, những sự khác biệt giữa 2 đảng Dân chủ và Cộng hoà đang ngày càng sâu sắc hơn. Chúng đang trở thành trọng tâm trong các cuộc tranh luận về một nước Mỹ thật sự dành cho người Mỹ trong tương lai. Tôi tự hỏi rằng, liệu có bất kỳ nhân vật, hay phong trào nào đại diện cho một con đường thoát khỏi chế độ đảng phái cực đoan ngày nay không? Hay chúng ta đang mạo hiểm tiến tới một đích đến mà không thể quay đầu lại?

Theo New York Times
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.