Bí ẩn về sự tồn tại của người rừng

Những đứa trẻ “người rừng” là những đứa trẻ lớn lên trong môi trường tự nhiên, cách biệt hoàn toàn với nền văn minh nhân loại và không có bất kỳ sự tiếp xúc nào với con người.
Bí ẩn về sự tồn tại của người rừng

Kamala và Amala

Bí ẩn về sự tồn tại của người rừng ảnh 1

Hai cô bé này là trường hợp nổi tiếng nhất về những đứa trẻ hoang dã thời hiện đại. Hai bé được tìm thấy năm 1920 vào một ngày tháng 10, ở phía Tây của ngôi làng hẻo lánh Calcutta. Dân làng sửng sốt khi thấy rằng tại một khu vực dành cho chó sói, họ tìm thấy hai bé gái đang được sói mẹ cho ăn cùng với đàn sói con. Không ai biết điều gì đã xảy ra với các bé gái và bằng cách nào mà họ lại được nuôi dưỡng bởi những con sói, nhưng có một điều chắc chắn: hàm các bé gái đã biến dạng, có răng nanh dài, và chi tiết kỳ lạ nhất là đôi mắt của các bé tỏa sáng trong bóng tối với ngọn lửa màu xanh kỳ lạ của loài mèo và loài chó.

Dân làng ngay lập tức bắn và giết chết sói mẹ để đưa bé gái về, sau đó họ đặt tên cho hai bé là Kamala và Amala. Hai bé ước tính có độ tuổi từ 2 đến 8, và đã được đưa đến nhà thờ truyền giáo Anglican.

Amala đã mất vài năm sau đó, nhưng Kamala vẫn sống cho đến năm 1929. Cô bé đã bỏ được thói quen ăn các thứ bẩn thỉu, học được cách đứng thẳng và có thể sử dụng khoảng 50 từ.

Cô bé gấu ở Fraumark

Trong thực tế không có nhiều trường hợp con người được nuôi dưỡng bởi gấu, nhưng có một bé gái đã được xác nhận là được nuôi bởi chính những con gấu trong rừng. Một nhóm thợ săn đã bị sốc khi thấy một bé gái xông vào tấn công họ sau khi họ bắn chết một con gấu mẹ. Cô bé đã được đưa đến một cơ sở từ thiện nhưng không bao giờ chấp nhận thức ăn nấu chín. Cô bé chỉ ăn thịt sống và vỏ cây.

John Ssebunya - cậu bé người khỉ

Năm 1991, một người dân địa phương Uganda đi vào rừng để kiếm củi đã thấy một cậu bé đang sống chung với một đàn khỉ hoang dã. Người này đã quay trở về làng để tìm sự giúp đỡ và sau đó cậu bé đã được đưa về ngôi làng. Dân làng sớm nhận thấy đầu gối cậu bé gần như trắng hoàn toàn do đi bộ như một con khỉ, có móng tay cong dài và thậm chí không chịu ở trong nhà.

Sau khi được tắm rửa sạch sẽ, cậu bé được xác định là John Sesebunya, một đứa trẻ đã mất tích vào năm 1988, khi cha cậu bé giết mẹ. Khi đó cậu bé mới chỉ 2 tuổi. Ở trong rừng và những con khỉ đã đi đến cạnh cậu bé, cung cấp rễ cây và các loại hạt, khoai lang cho cậu bé. Trong cuộc sống tự nhiên, những con khỉ đã dạy cậu cách tìm thức ăn, leo cây và sống theo bầy đàn. Cậu bé lớn lên với một cuộc sống bình thường và đã chuyển đến Anh khi 21 tuổi.

Cậu bé linh dương Syrian Gazelle

Jean-Claude Auger là một nhà nhân chủng học người Baxcơ, và một ngày khi ông đi du lịch qua sa mạc Sahara, ông đột nhiên để ý thấy một cậu bé mảnh mai đang phi nước đại với vận tốc đáng kinh ngạc trong một cuộc biểu diễn của những con linh dương trắng. Cậu bé chạy bằng cả chân và tay, nhưng đôi khi cũng chạy trong tư thế đứng thẳng. Cậu bé theo bản năng co giật cơ bắp, da đầu, mũi và tai, giống hệt với các con vật trong đàn gia súc khi phản ứng với tiếng ồn. Cậu bé ăn rễ cây, có những cạnh răng cho thấy một chế độ ăn của động vật ăn cỏ. Người dân đã cố gắng bắt cậu bé vào năm 1966, nhưng không thành công.

Bí ẩn về sự tồn tại của người rừng ảnh 2


Cô bé người rừng Marie-Angélique Memmie Le Blanc

Cô bé người rừng này được phát hiện ở gần làng Songi, khu Chalôns, một quận thuộc Pháp ở Champagne, vào buổi tối chập choạng tháng 9-1731. Người ta thấy cô đi ra từ phía rừng, mang theo một cây gậy làm vũ khí và đang tìm nước để uống. Dân làng phát hoảng, họ đem chó ra dọa nhưng chỉ với một nhát gậy, cô bé đã làm chú chó chết ngay tại chỗ. Rồi cô trèo lên ngọn cây và ngủ thiếp đi. Khi được báo tin này, ngài tử tước Viscount d'Epinoy trong vùng vô cùng tò mò về đứa trẻ và ra lệnh phải bắt cho bằng được cô bé người rừng. Cô bé được đưa đến lâu đài của ngài Viscount d'Epinoy và được đặt tên là Marie-Angélique Memmie Le Blanc. Chân cô gái không đi giày dép mà chỉ mặc một chiếc váy làm từ da động vật. Có một cái lá trên đầu trông như một cái mũ. Cô bé đeo một sợi dây chuyền, quàng quanh người một cái túi cũng làm từ da động vật. Trong túi có một chiếc gậy và một con dao với những ký tự kỳ lạ trên chuôi mà không ai giải mã được. Thân thể đen đúa của cô khiến người ta nghĩ cô là người da màu. Nhưng sau khi tắm rửa, họ phát hiện cô là một người da trắng. Cô có đôi mắt màu xanh da trời và chạc 9, 10 tuổi. Bàn tay cô có hình dạng bất thường với những ngón tay thô và to. Cách duy nhất để cô giao tiếp với thế giới xung quanh là thông qua những tiếng rít và tiếng la hét. Mọi người đã rất ngạc nhiên khi chứng kiến Memmie ăn tươi nuốt sống những con chim trong nhà bếp. Nhà Viscount đưa cô bé cho một trung tâm chăm sóc nhưng cô thường xuyên bỏ trốn, thậm chí có lần cô còn trốn lên trên một ngọn cây cao giữa cơn bão tuyết.

Sau đó, cô được đưa đến Bệnh viện Đa khoa St. Maur. Đầu tiên, cô rất hay la hét và trừng mắt dọa nạt mọi người. Nhưng dần dần, cô đã “thuần hóa” hơn và bắt đầu tiến bộ dần trong việc học tiếng Pháp, chứng tỏ cô không những khá thông minh mà cô còn biết nói trước khi “bị bỏ rơi”.

Nhưng tình trạng sức khỏe và tinh thần của cô bé bất hạnh gặp phải nhiều vấn đề trong thời gian được chăm sóc ở Bệnh viện St. Maur. Ở nhà Viscount d'Epinoy chế độ ăn uống của cô bé gồm thịt sống và rau củ, nhưng thịt chín và những thức ăn được nấu với gia vị đã gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cô khiến răng và móng tay rụng dần, sức khỏe của cô yếu đi trông thấy. Các bác sĩ cho rút bớt máu để giảm bớt áp lực vào dạ dày nhưng điều này chỉ làm cho cô ốm thêm. Sau khi ngài Viscount d'Epinoy chết, cô bé được đưa đến một tu viện kín ở Châlons.

Khả năng Memmie là một đứa trẻ không may bị bắt trong chuyến buôn nô lệ xuyên Đại Tây Dương thời đó không thể bị loại bỏ. Nhưng có thể sự thật không ly kỳ như trong tiểu sử của Memmie, cô chỉ là một đứa trẻ người Pháp bị bỏ rơi trong rừng khi còn bé và những ký ức sau này của cô là những ký ức sai. Đến nay, nguồn gốc của cô bé người rừng mãi mãi vẫn là một điều bí ẩn.

Tuệ Linh

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.