Bi kịch những người con nuôi Hàn Quốc trên đất Mỹ

(Ngày Nay) - Phillip Clay được một gia đình người Mỹ ở Philadelphia nhận làm con nuôi lúc 8 tuổi. Nhưng 29 năm sau, vào năm 2012, sau nhiều lần bị bắt giữ do liên quan tới ma túy, Clay đã bị trục xuất trở lại nơi sinh của mình, Hàn Quốc. Clay chỉ là một trong vô số các trường hợp bị trục xuất khỏi Mỹ như vậy.
Monte Haines làm việc tại một nhà hàng ở Seoul sau khi bị chính quyền Mỹ trục xuất về nước. (Nguồn: NYT)
Monte Haines làm việc tại một nhà hàng ở Seoul sau khi bị chính quyền Mỹ trục xuất về nước. (Nguồn: NYT)

Khi trở về nước, Clay không thể nói tiếng bản địa, không hề biết bất cứ ai và không nhận được sự hỗ trợ cần thiết cho các vấn đề tâm lý của mình. Cuối cùng, vào ngày 21-5 vừa qua, Clay đã tự kết liễu cuộc sống của mình, nhảy từ tầng 14 một tòa nhà chung cư ở phía Bắc thủ đô Seoul, lúc đang 42 tuổi.

Vụ việc con nuôi bị trục xuất tự tìm đến cái chết này đã nhắc lại cho nước Mỹ một vấn đề cấp thiết của họ: Những con nuôi từ nước ngoài chưa từng nhận được quyền công dân. Chiến dịch Quyền của Con nuôi, một nhóm hoạt động, ước tính rằng có khoảng 35.000 người được các gia đình Mỹ nhận nuôi nhưng không có quyền công dân.

Ông Clay chỉ là một trong số rất nhiều người khác được các gia đình Mỹ nhận làm con nuôi một cách hợp pháp khi còn nhỏ, nhưng sau đó nhiều thập kỷ lại bị trục xuất về nước sở tại hoặc bị trục xuất do vi phạm luật pháp. Một số thậm chí còn không nhận thức được rằng họ không phải công dân Mỹ cho đến khi bị yêu cầu phải rời khỏi nước này.

Những người con nuôi ở Mỹ đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng con số lớn nhất lại là từ Hàn Quốc, nước từng là nơi có số trẻ em được nhận nuôi hàng đầu.

Nhưng khi bị trục xuất trở về nước, những người con nuôi này - giờ đã lớn tuổi - không có nơi nào để đi, hoặc thường phải sống vật vờ trên đường phố. Ở Hàn Quốc, từng có thông tin về một người bị trục xuất dạng này bị kết án tù giam vì cướp ngân hàng bằng một khẩu súng đồ chơi. Một vụ việc khác cũng ghi nhận một người có vấn đề về tâm lý như ông Clay bị cáo buộc tội danh cố ý gây thương tích.

Chính phủ Hàn Quốc hiện nay cũng không nắm được chính xác có bao nhiêu trong tổng số 110.000 trẻ em nước này được các gia đình Mỹ nhận nuôi trong khoảng những năm 1950, đã bị trục xuất về nước. Điều này là do khi Mỹ trục xuất công dân Hàn Quốc, họ không hề thông báo cho chính quyền Seoul. Vậy nên khi đã bị trục xuất, những người này thường phải tự lo cho bản thân và không hề được lưu hồ sơ.

“Tất cả những gì tôi có lúc đó là 20 USD, tôi còn không biết mình đang đứng ở đâu” - Monte Haines, kể lại thời gian ông vừa bị trục xuất trở về Seoul năm 2009, 30 năm sau khi được một gia đình Mỹ nhận nuôi - “Không có ai ở đó để tôi hỏi cả”.

Theo tổ chức Chiến dịch Quyền của Con nuôi, các gia đình Mỹ đã nhận nuôi trên 350.000 trẻ em từ nhiều nước trên thế giới kể từ những năm 1940 đến nay, tuy nhiên chính quyền để cho các bậc cha mẹ lo về quyền công dân của những đứa trẻ này. Vấn đề ở chỗ, nhiều người không nhận thức được rằng, những đứa trẻ mà họ nhận nuôi không phải tự nhiên mà được hưởng quyền công dân.

Năm 2000, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Quyền Trẻ em, trong đó tự động trao quyền công dân cho những đứa trẻ được công dân Mỹ nhận nuôi. Tuy nhiên đạo luật lại không mang tới lợi ích cho những đứa trẻ được nhận nuôi từ trước đó, mà nay đã lớn tuổi.

Chính điều này đã khiến những người từng được nhận nuôi có tiền án, như ông Clay và Haines, trở thành mục tiêu của các đợt trục xuất khi mà Mỹ ngày càng trở nên mạnh tay hơn trong vấn đề ngăn chặn người nhập cư trái phép.

“Khi còn là trẻ con, tôi không hề yêu cầu ai mang tôi tới Mỹ, tôi không yêu cầu được học tiếng Anh. Tôi không yêu cầu được học văn hóa của Mỹ” - Adam Crapser, người mới bị trục xuất về Hàn Quốc hồi năm ngoái khi ông 41 tuổi, sau 38 năm sống trên đất Mỹ, nói - “Và giờ tôi bị buộc phải trở về Hàn Quốc, tôi đã mất gia đình bên Mỹ”.

Ông Crapser, người đã phải bỏ lại người vợ cùng 3 cô con gái ở nước Mỹ, đã bị cha mẹ nuôi từ bỏ sau đó lại tiếp tục bị cặp cha mẹ nuôi thứ hai lạm dụng trong nhiều năm. Ông từng có nhiều tiền án, trong đó có các cáo buộc trộm cắp.

Ông Crapser, người chưa từng đi ra nước ngoài khi sống ở Mỹ, cho hay ông thậm chí không thể đọc nổi một biển báo khi đặt chân xuống sân bay Incheon ở Seoul. Những gương mặt người Hàn và thứ ngôn ngữ của họ đã khiến cho ông bị sốc.

Hiện tại, việc trục xuất đã khiến mối quan hệ của ông và vợ trở nên căng thẳng, trong khi ông chưa được gặp con gái đã 15 tháng nay. Đang sinh sống trong một căn hộ nhỏ ở Seoul, ông Crapser cho hay ông phải vật lộn hàng ngày để tránh sự tuyệt vọng trong khi cơ hội việc làm của ông cũng hết sức hạn chế.

Ông Haines, một người cũng bị trục xuất về Hàn Quốc, cho hay ông khó có thể trả tiền thuê nhà và mua thức ăn chỉ với đồng lương 5 USD/giờ làm nhân viên phục vụ bàn ở Seoul.

“Tôi đã bắt đầu sống ở đây trong 8 năm rưỡi, và đến nay vẫn cảm thấy hết sức khó khăn để sống sót” - Haines nói.

Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.