Bom nhiệt hạch của Triều Tiên đáng sợ ra sao?

Bom nhiệt hạch được coi là vũ khí hủy diệt có sức công phá gấp nhiều lần so với bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Nhật Bản trong quá khứ.
Bom nhiệt hạch của Triều Tiên đáng sợ ra sao?

Đúng 12 giờ trưa ngày 6/1 theo giờ địa phương, chính phủ Triều Tiên đã tuyên bố rằng họ vừa thử nghiệm thành công loại siêu vũ khí hạt nhân bom nhiệt hạch.

Theo đó, chính hãng thông tấn KCNA đã thay mặt chính phủ đưa ra thông báo này và cho biết Triều Tiên đã chính thức nâng cao toàn diện trình độ vũ khí hạt nhân để bảo vệ an ninh quốc gia.

Bom nhiệt hạch của Triều Tiên đáng sợ ra sao? ảnh 1

Đài KCNA tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch trên bản tin.

Ngay từ khi thông tin được công bố đã làm dấy lên sự lo ngại của cộng đồng quốc tế khi tiếp tục có thêm một quốc gia sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Cho đến nay chỉ có 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Trung Quốc là những nước được biết đến sở hữu vũ khí bom nhiệt hạch.

Ngoài ra, còn có một số nước Ấn Độ, Israel và Pakistan đã thử nghiệm các thiết bị phân hạch hạt nhân, hoặc tuyên bố đã sở hữu năng lực tạo ra những thiết bị này, nhưng chưa chính thức tuyên bố sở hữu loại vũ khí này.

Bom nhiệt hạch là gì ?

Bom Hydro - hay còn gọi là bom nhiệt hạch, bom khinh khí, bom H - được phát triển lần đầu tiên tại Mỹ vào đầu thập niên 1950.

Bom H một loại vũ khí có nguyên lý dựa trên phản ứng tổng hợp hạt nhân - từ các hạt nhân nhẹ là Hydro thành các đồng vị nặng hơn: Deuterium và Tritium.

Những trái bom này sử dụng nguyên lý "phân hạch hạt nhân", bằng cách lợi dụng quá trình phân hủy các hạt nhân nặng, không bền như Uranium hay Plutonium để giải phóng năng lượng.

Do các nguyên tử đều có điện tích dương - tức là chúng sẽ đẩy nhau, do đó sẽ cần đến một nguồn năng lượng cực kỳ lớn, hoặc một nhiệt độ cực cao để phản ứng này xảy ra.

Để tạo nhiệt lượng phù hợp, hay nói cách khác để kích nổ một trái bom H, cần một quả bom nguyên tử để làm kíp nổ.

Về cơ bản, trái bom nguyên tử làm kíp nổ sẽ tạo phản ứng phân hạch, giải phóng nhiệt lượng khổng lồ - lên đến hàng triệu độ C - để kích hoạt quá trình tổng hợp hạt nhân trong trái bom H.

Quá trình này thậm chí giải phóng nhiệt lượng có thể đạt đến nhiệt độ bề mặt Mặt trời (hàng chục triệu độ C).

Bom nhiệt hạch của Triều Tiên đáng sợ ra sao? ảnh 2

Chính vì nguyên lý này, bom H có sức công phá gấp hàng ngàn lần những trái bom nguyên tử bình thường. Theo các chuyên gia quân sự, một quả bom nguyên tử chỉ có sức công phá tính bằng kilotons (1 kiloton bằng 1.000 tấn thuốc nổ TNT).

Trong khi đó, sức nổ (đương lượng nổ) của một trái bom H thông thường sẽ được tính bằng megatons - tương đương với hàng triệu tấn thuốc nổ TNT.

Tuy nhiên, trong công bố của Triều Tiên có một điểm đáng chú ý, đó là họ thử nghiệm thành công: "miniaturized H-bomb" . Và nếu đó là sự thật thì sự việc còn nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Kỹ thuật "thu nhỏ" - Miniaturization - đã được áp dụng cho các vũ khí hạt nhân trong hàng thập kỷ, để đưa các đầu đạn hạt nhân vào tên lửa tầm xa.

Và nếu đầu đạn hạt nhân được thay bằng bom H, điều này có nghĩa là ngay cả các quốc gia có tiềm lực quân sự khủng khiếp cũng đang bị đe dọa.

Thử nghiệm bom nhiệt hạch trong quá khứ

Ngày 1/11/1952, Mỹ đã thực hiện một vụ thử thiết bị nhiệt hạch đầu tiên. Đây là lần thử nghiệm thành công đầu tiên đối với một quả bom nhiệt hạch và đạt công suất 10,4 Megaton, gần 500 lần so với công suất của quả bom Fat Man mà Mỹ thả xuống thành phố Nagasaki (Nhật Bản).

Đám mây hình nấm xuất hiện đạt độ cao gần 17km trong vòng 90 giây và sau đó ổn định ở độ cao 37km, với đám mây bụi trên đỉnh cuối cùng lan rộng ra một đường kính 161km và "thân nấm" rộng 32km.

Bom nhiệt hạch của Triều Tiên đáng sợ ra sao? ảnh 3

Một miệng hố có đường kính 1,9km và sâu 50m đã được tạo ra sau vụ nổ. Tổng cộng có khoảng 80 triệu tấn đất đã bị thổi bay. Toàn bộ đảo Elugelab đã bị phá hủy. Khu vực xung quanh đảo san hô vòng Enewetak đã bị nhiễm xạ nặng nề.

Năng lượng giải phóng từ một vụ nổ nhiệt hạch có thể ngay lập tức phá hủy mọi thứ trong vòng bán kính vài km. Nhiệt lượng cực lớn có thể gây ra các cơn bão lửa; ánh sáng trắng cường độ cao từ vụ nổ có thể gây mù lòa.

Bụi phóng xạ và các sản phẩm phụ của phản ứng như cesium-137 và strontium-90 có thể đầu độc các sinh vật sống, ô nhiễm không khí, đất và nguồn nước trong hàng trăm năm.

Với những công nghệ mới của khoa học sau hơn 50 năm, dự đoán bom nhiệt hạch mà Triều Tiên phát triển có thể còn mang sức công phá kinh khủng hơn gấp nhiều lần như vậy.

J.K

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.