Các ca tử vong vì Covid-19 ở Anh tăng nhanh hơn Italy

Số ca tử vong ở Italy đã vượt qua Trung Quốc trong khi Anh và Tây Ban Nha có tỷ lệ tử vong tăng nhanh nhất giữa lúc châu Âu nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh.
Nhân viên y tế đeo khẩu trang và mặc đồ bảo hộ khi tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm virus corona. - Ảnh: Reuters.
Nhân viên y tế đeo khẩu trang và mặc đồ bảo hộ khi tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm virus corona. - Ảnh: Reuters.

Khi các bệnh viện trên khắp Italy tiếp tục chiến đấu để cứu sống bệnh nhân nhiễm virus corona, số ca tử vong ở nước này đã vượt qua Trung Quốc.

Theo Telegraph, trong vòng chưa đầy một tháng, số người chết vì Covid-19 ở Italy đã chạm mốc 3.405, khi những người bị nhiễm bệnh trong giai đoạn đầu của đợt bùng phát bắt đầu gục ngã vì căn bệnh này.

Trong khi đó, số người tử vong ở Anh tiếp tục tăng. Hai tuần kể từ khi ca tử vong đầu tiên được xác nhận do virus corona ở đất nước sương mù, số người đã chết đã tăng với tốc độ nhanh hơn ở Italy.

Nó nhấn mạnh sự khẩn cấp cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh trước khi Cơ quan Y tế Quốc gia của Anh trở nên quá tải và không thể đối phó.

Tỷ lệ tử vong tăng nhanh nhất ở Anh và Tây Ban Nha

Theo số liệu mới nhất, tỷ lệ tăng trung bình hàng ngày (tính theo tỷ lệ phần trăm) ở Anh đang tăng nhanh hơn so với Italy và đang đi theo quỹ đạo tương tự Tây Ban Nha.

Trong khi Italy ghi nhận số người chết cao nhất trong một ngày kể từ khi dịch bệnh bắt đầu vào ngày 18/3, với 475 người chết, tốc độ gia tăng đã chậm lại.

Kể từ khi đất nước bắt đầu chứng kiến các trường hợp tử vong do virus corona ở mức hai con số, nó đã tiếp tục tăng trung bình hàng ngày là 35%.

Trong tuần qua, nó đã giảm xuống dưới 20%, với bước nhảy từ 2.503 người chết lên 2.978 người chết, tăng 19%.

Ngược lại, Vương quốc Anh đã chứng kiến mức tăng trung bình hàng ngày là 50% về số người chết, đặt quỹ đạo của nó gần với mức tăng trung bình hàng ngày của Tây Ban Nha là 49%.

Các ca tử vong vì Covid-19 ở Anh tăng nhanh hơn Italy ảnh 1

Thủ tướng Anh Boris Johnson nói rằng áp lực đối với Cơ quan Y tế Quốc gia cần được giải tỏa. - Ảnh: Reuters.

Bất chấp lệnh phong tỏa toàn quốc, tỷ lệ tử vong ở Italy không chậm lại với tốc độ như Trung Quốc.

Khi Trung Quốc ở cùng giai đoạn với Italy - 23 ngày sau khi ghi nhận ca tử vong thứ 10 - sự gia tăng hàng ngày số người chết trung bình là 23%.

Với sự gia tăng theo cấp số nhân tiếp tục, Italy ghi nhận số ca tử vong nhiều hơn trên toàn bộ Trung Quốc - 3.405 ở Italy so với 3.245 ở Trung Quốc.

Trong khi đó, Italy phát hiện ít trường hợp hơn. Italy đã xác nhận 41.035 trường hợp. Trung Quốc đã xác nhận hơn 80.000 ca.

Nó đã khiến tỷ lệ tử vong ở mỗi quốc gia hoàn toàn khác nhau. Hiện tại, 8,3% trong số những người được xác nhận nhiễm Covid-19 tử vong ở Italy, so với 4% ở Trung Quốc.

Nỗ lực giảm số ca nhiễm mới

Rất ít quốc gia vượt qua được sự bùng phát tồi tệ nhất của virus corona khi các chính phủ trên khắp châu Âu ghi nhận số ca mắc và tử vong tăng nhanh.

Nhưng hôm 18/3, Trung Quốc - nơi dịch bệnh bắt nguồn - đã không ghi nhận bất kỳ trường hợp mới nào lần đầu tiên kể từ khi căn bệnh được xác định.

Và khi nhiều bệnh nhân hồi phục, số ca mắc bệnh còn lại ở Trung Quốc đã giảm 50% trong tuần trước.

Các trường hợp đang mắc bệnh ở Hàn Quốc đã đạt đỉnh vào khoảng một tuần trước với gần 7.500 trong bối cảnh chính phủ tiến hành sàng lọc gắt gao, với khoảng 250.000 người được thử nghiệm.

Trong bảy ngày qua, số trường hợp mắc bệnh đã giảm hơn tám phần trăm.

Tuy nhiên, trên khắp châu Âu, các ca nhiễm có xu hướng tăng lên. Những quốc gia đã có những đợt bùng phát nghiêm trọng - ít nhất 1.000 trường hợp được xác nhận trong ít nhất hai tuần - đang chứng kiến sự lây lan của căn bệnh này và vẫn chưa thành công trong việc "làm phẳng đường cong".

Tuy nhiên, những nỗ lực được thực hiện ở Italy để hạn chế virus bằng việc kiểm dịch quốc gia dường như có hiệu quả.

Trong tuần qua, các trường hợp nhiễm bệnh ở Italy đã tăng 171%.

Con số này so với gần 300% ở Pháp, 500% ở Tây Ban Nha, 550% ở Đức và 480% ở Anh.

Chính phủ Anh đang vạch ra kế hoạch sâu rộng để thực thi việc đóng cửa khẩn cấp các nhà hàng, quán bar, quán rượu và rạp chiếu phim ở thủ đô và hạn chế sử dụng phương tiện giao thông công cộng chỉ cho những "nhân viên chủ chốt" thiết yếu.

Biện pháp này sẽ khiến hàng trăm nghìn người mất việc và thực sự biến London thành nơi vắng bóng người.

Theo Zing
TIN LIÊN QUAN
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.
UNESCO kêu gọi thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN
Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Salamanca hồi giữa tháng 3/2024, cộng đồng quốc tế đã cam kết tiếp tục nỗ lực hướng tới môi trường giáo dục hòa nhập và công bằng cho tất cả mọi người.