Các nhóm phiến quân đồng ý về lộ trình đàm phán hòa bình ở Sudan

Chính phủ Sudan và SPLM-N đồng ý trọng tâm của của cuộc đàm phán sẽ là vấn đề chính trị, tiếp theo là tình hình nhân đạo và cách thức để tái thiết an ninh.
Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed (trái), Chủ tịch Hội đồng chủ quyền Sudan Abdel Fattah al-Burhan (giữa) và Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir tại vòng đàm phán hòa bình giữa Chính phủ của Thủ tướng Sudan Abdalla Hamdok và đại diện của các nhóm vũ trang ở Juba
Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed (trái), Chủ tịch Hội đồng chủ quyền Sudan Abdel Fattah al-Burhan (giữa) và Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir tại vòng đàm phán hòa bình giữa Chính phủ của Thủ tướng Sudan Abdalla Hamdok và đại diện của các nhóm vũ trang ở Juba

Ngày 18/10, Chính phủ Sudan và nhóm phiến quân chủ chốt Phong trào Giải phóng nhân dân Sudan - chi nhánh phía Bắc (SPLM-N), đã thống nhất về lộ trình nối lại các cuộc đàm phán hoà bình, tạo điều kiện cho nỗ lực của chính phủ nhằm chấm dứt xung đột tại một số vùng của đất nước.

Chính phủ Sudan và SPLM-N đồng ý trọng tâm của của cuộc đàm phán sẽ là vấn đề chính trị, tiếp theo là tình hình nhân đạo và cách thức để tái thiết an ninh.

Trước đó, ngày 16/10, các cuộc đàm phán về hòa bình Sudan tại Juba đã bị đình trệ khi SPLM-N một trong những nhóm phiến quân chủ chốt đã từ chối đàm phán với Khartoum vì lực lượng này cho rằng quân chính phủ vẫn đang tấn công vùng lãnh thổ của họ.

Theo thông báo mới được các bên liên quan đưa ra ngày 18/10, các cuộc đàm phán sẽ được tiếp tục vào cuối tuần.

Sáng kiến hòa bình cho Sudan được đưa ra sau khi ông Omar al-Bashir bị phế truất hồi tháng 4/2019. Thủ tướng Hamdok đã được giao nhiệm vụ lãnh đạo Sudan trong giai đoạn chuyển tiếp.

Chấm dứt xung đột với các nhóm phiến quân được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chính phủ ông Hamdok trong giai đoạn này, đồng thời là điều kiện tiên quyết để Mỹ xem xét loại Sudan khỏi danh sách các nước tài trợ cho khủng bố.

Trong những năm qua, xung đột giữa Khartoum với các nhóm phiến quân tại Darfur, Nam Kordofan và Blue Nile đã khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng và buộc hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa./.

Theo TTXVN
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.