Căng thẳng Ấn Độ-Pakistan: Khi hiểm họa hạt nhân vẫn hiện hữu

(Ngày Nay) - Căng thẳng ở biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan tuần trước đã suýt đẩy hai cường quốc Nam Á vào bờ vực chiến tranh.

Căng thẳng Ấn Độ-Pakistan: Khi hiểm họa hạt nhân vẫn hiện hữu

Trong khi tình hình đã dịu xuống - Pakistan hôm thứ Sáu đã phóng thích một phi công Ấn Độ mà họ đã bắt được sau khi bắn hạ chiếc máy bay quân sự của nước này. Cả hai nước đều biết những rủi ro khi căng thẳng gia tăng đột biến.

Sau khi được tách thành hai quốc gia vào năm 1947, quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan luôn ở trong tư thế đối đầu gay gắt. Hai bên đã liên tiếp nổ ra các cuộc xung đột - trận chiến cuối cùng vào năm 1999 - gây ra hàng nghìn thương vong và nhiều cuộc giao tranh ở khu vực Kashmir.

Kể từ cuộc đụng độ cuối cùng đó, cả hai nước đã âm thầm tìm cách mở rộng và nâng cấp khả năng quân sự của mình.

Với sự tích lũy quân sự trong những thập kỷ, Ấn Độ hiện vượt qua Pakistan về số lượng khí tài - máy bay chiến đấu, xe tăng và máy bay trực thăng.

Đặc biệt, ngân sách quốc phòng của Ấn Độ hiện đã lên tới 64 tỷ USD, vượt xa so với con số 11 tỷ USD của Pakistan, theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI).

Nhưng, như thường lệ, những con số không khắc họa toàn bộ câu chuyện.

Dấu hỏi Trung Quốc

Ấn Độ có khoảng 3 triệu quân nhân, trong khi Pakistan có chưa tới 1 triệu, theo Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế, nhưng New Delhi không thể tập trung tất cả quân số tại mặt trận phía tây.

Một số lượng quân đội được tập trung tại khu vực biên giới phía đông bắc của Ấn Độ giáp với Trung Quốc.

Ông Peter Layton - cựu sĩ quan Không quân Australia và hiện là thành viên của Viện Griffith Châu Á, nói:

"Vấn đề chiến lược của Ấn Độ là nước này phải chịu nhiều áp lực. Theo truyền thống, họ đã phải chia tách lực lượng và để lại một số ở phía đông để đề phòng Trung Quốc".

Năm 1962, Ấn Độ và Trung Quốc bị cuốn vào một cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu và những cuộc giao tranh đã tiếp tục nổ ra một cách nhỏ lẻ trong suốt những năm sau đó, gần đây nhất là ở khu vực Doklam năm 2017.

Và Trung Quốc có thể giữ sự chú ý của Ấn Độ bằng cách thắt chặt mối quan hệ quân sự với Pakistan.

"Có một sự hội tụ với tư duy chiến lược của Trung Quốc và Pakistan đã tiếp nối trong suốt 5 thập kỷ qua", Nishank Motwani, từ Đại học Ngoại giao Châu Á-Thái Bình Dương có chuyên môn về Ấn Độ và Pakistan, nói.

Trung Quốc đóng vai trò là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Pakistan - với 40% xuất khẩu quân sự của Bắc Kinh sang Islamabad, theo dữ liệu từ cuộc thảo luận tháng 12 về Pakistan tại Viện Brookings ở Washington.

Quan hệ của Ấn Độ với phương Tây

Trong khi Pakistan đã hình thành mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc, Ấn Độ - với ngân sách quốc phòng lớn gấp 6 lần Pakistan - đã có một chương trình hiện đại hóa quân sự nhanh chóng của riêng mình.

"Ấn Độ có sức chi tiêu lớn hơn và đã đầu tư vào các nền tảng mà Pakistan không thể mua được", Motwani nói.

Các thương vụ mua bán gần đây của Ấn Độ là máy bay cảnh báo sớm và điều khiển trên không (AEW&C) với công nghệ của Israel cũng như máy bay và pháo do Mỹ sản xuất, nước này đang triển khai dọc theo tuyến kiểm soát Kashmir để thay thế các loại vũ khí Thụy Điển từ thập niên 1980, Motwani nói.

Ấn Độ muốn có thêm nhiều công nghệ quân sự mới, nhưng nước này thường bị cản trở bởi sự kiểm soát xuất khẩu chặt chẽ từ các nhà cung cấp chính như Mỹ và Anh.

Các chuyên gia khác nói rằng Ấn Độ cũng bị tổn thương bởi một cơ sở công nghiệp quân sự trong nước vốn nghèo nàn.

"Ấn Độ không có hệ sinh thái công nghiệp. Vì vậy, họ không có kinh nghiệm về thiết kế. Họ có thể có các kỹ sư thông minh, nhưng điều đó không có nghĩa là họ có thể thiết kế một máy bay chiến đấu", Manoj Joshi, từ Quỹ Nghiên cứu Quan sát viên có trụ sở tại New Delhi nói.

Pakistan, trong khi đó, đang chế tạo máy bay chiến đấu của riêng mình, những chiếc JF-17 do Trung Quốc thiết kế.

Căng thẳng Ấn Độ-Pakistan: Khi hiểm họa hạt nhân vẫn hiện hữu ảnh 1

Máy bay JF-17 của Pakistan. Ảnh: CNN

Theo một số báo cáo, JF-17 có thể là một trong những máy bay phản lực hôm thứ Tư đã bắn hạ một máy bay chiến đấu của Không quân Ấn Độ, dẫn đến việc Pakistan bắt giữ một phi công Ấn Độ.

Máy bay phản lực Ấn Độ bị bắn hạ là một chiếc MiG-21 do Liên Xô thiết kế, nó đã xuất hiện từ những năm 1960 và Không quân Ấn Độ vẫn nói rằng loại máy bay này "tạo thành xương sống" của phi đội 200 chiếc.

Nhưng Motwani nói rằng các phi công Ấn Độ vẫn gọi chiếc máy bay phản lực thế hệ cũ này là "quan tài bay" bởi những vụ tai nạn liên quan.

Căng thẳng Ấn Độ-Pakistan: Khi hiểm họa hạt nhân vẫn hiện hữu ảnh 2

Một chiếc MiG-21 của Không quân Ấn Độ. Ảnh: CNN

Và điều này càng minh họa cho một vấn đề của Ấn Độ. Trong khi nước này có một ngân sách quốc phòng khổng lồ, một phần đáng kể trong đó chỉ để dành cho việc bảo trì các thiết bị hiện có và chi trả tiền lương.

"Hiện đại hóa chỉ chiếm 14% (ngân sách được phân bổ), điều này là không đủ," theo một cuộc điều tra của ủy ban Nghị viện Ấn Độ về sự sẵn sàng của quân đội năm ngoái.

Sự chênh lệch kích thước

Ấn Độ, có diện tích lãnh thổ rộng gấp 4 lần so với Pakistan, có thể điều động hoặc cất giấu hệ thống khí tài quân sự và sẵn sàng đáp trả bất kỳ cuộc tấn công nào của đối phương bằng nhiều lớp phòng không. Trong khi Pakistan có diện tích nhỏ và hẹp hơn, các căn cứ và khí tài quân sự trở nên khó che chắn hơn.

"Pakistan thiếu chiều sâu chiến lược," Motwani nói. "Rất nhiều căn cứ của Pakistan nằm sát Ấn Độ, khiến chúng trở thành mục tiêu dễ dàng cho các lực lượng đối phương".

Để thực hiện bất kỳ cuộc tấn công nào, Ấn Độ có sự đa dạng và số lượng máy bay - máy bay chiến đấu, tấn công mặt đất, ném bom và AWAC (Hệ thống chỉ huy và cảnh báo trên không) - mà Pakistan không thể sánh được.

"Các cuộc tấn công lớn sẽ khó ngăn chặn mặc dù một số tổn thất sẽ xảy ra", ông Layton nói.

Trong khi lợi thế trên không dường như nghiêng về phía Ấn Độ, các hoạt động quy mô lớn trên mặt đất xuyên biên giới sẽ khó khăn hơn đối với Ấn Độ.

"Pakistan có một mạng lưới kênh rạch dọc biên giới từ thời Thế chiến I có thể khiến cho quân đội Ấn Độ gặp khó khi di chuyển vào lãnh thổ nước này", Motwani nói.

Còn trên biển, lợi thế rõ ràng thuộc về phía Ấn Độ.

Motwani cho biết, Pakistan, với đường bờ biển nhỏ hơn so với Ấn Độ, đã ưu tiên ngân sách quốc phòng cho các lực lượng lục quân và không quân của mình, Motwani nói.

New Delhi có 1 tàu sân bay và tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân trong hạm đội của mình, theo Motwani, đó là những thứ Pakistan không thể nào có được.

Mối đe dọa hạt nhân

Một lĩnh vực mà Ấn Độ và Pakistan có lợi thế và cũng gây căng thẳng nhất đó chính là vũ khí hạt nhân.

Số liệu từ Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm năm ngoái cho thấy Pakistan có 140 đến 150 đầu đạn hạt nhân trong khi con số của Ấn Độ là 130 đến 140.

Ông Layton lo lắng rằng nếu tình hình trở nên tồi tệ đối với Pakistan, họ có thể được sử dụng đầu đạn hạt nhân trước khi các chỉ huy ở Islamabad có thể ngăn chặn chúng.

"Pakistan có chính sách chiến lược ủy quyền phê duyệt kích hoạt hạt nhân cho các đơn vị chiến thuật cấp thấp hơn", ông Layton nói. "Có một mối nguy hiểm thực sự, đó là các chỉ huy hiếu chiến cấp thấp hơn có thể sử dụng vũ khí hạt nhân nếu họ thấy phù hợp".

Motwani cho biết Pakistan muốn Ấn Độ biết rằng mối đe dọa hạt nhân luôn tồn tại.

Điều đó dẫn đến việc căng thẳng giữa hai nước bùng nổ, khi một nhóm khủng bố có trụ sở ở Pakistan tấn công một đoàn xe quân sự Ấn Độ ở khu vực Kashmir do Ấn Độ quản lý vào ngày 14/2, giết chết 40 người.

"Pakistan có thể lợi dụng các nhóm khủng bố. Đó là một chiến lược quân sự mà nước này đã sử dụng trong nhiều thập kỷ như một cách để thu hẹp khoảng cách quân sự với Ấn Độ. Họ dùng vũ khí hạt nhân như một bức tường lửa để thực hiện các cuộc tấn công khủng bố ở Ấn Độ mà không bị trừng phạt", Motwani nói.

Theo CNN
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.