Câu nói của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ khiến cả châu Âu lo lắng

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho rằng quốc gia láng giềng Hy Lạp nên làm theo Thổ Nhĩ Kỳ, mở cửa biên giới để làn sóng người di cư  tràn vào châu Âu.
Câu nói của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ khiến cả châu Âu lo lắng

Theo RT, làn sóng người di cư bất hợp pháp, chủ yếu từ Syria, từ lâu đã trở thành quân bài chính trị để Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan gây sức ép với phương Tây.

Gần đây, chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria không được đồng minh NATO, đặc biệt là Mỹ ủng hộ. Kết quả là ông Erdogan buộc phải tìm kiếm thỏa thuận hòa bình với Nga trong cuộc gặp Tổng thống Vladimir Putin ở Moscow.

Cuối tháng trước, Thổ Nhĩ Kỳ đã mở cửa biên giới cho người di cư Syria tràn vào nước này. Đám đông người di cư liền tới túc trực ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Hi lạp, nơi được coi là biên giới của châu Âu.

Hi Lạp là quốc gia thành viên trong khối Schengen, từ Hi Lạp người đi cư có thể tìm cách tỏa ra các nước khác ở châu Âu.

Tổng thống  Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan nói: “Này Hi Lạp, tôi kêu gọi các bạn… hãy mở cửa (biên giới) và thoát khỏi gánh nặng này. Hãy để họ đi những nước châu Âu khác”.Câu nói của ông Erdogan là điều các quốc gia châu Âu đặc biệt lo ngại. Tuần trước, Ursula von der Leye, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), phát biểu: “Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là đảm bảo an ninh biên giới Hi Lạp, cũng có nghĩa là biên giới châu Âu”.

Câu nói của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ khiến cả châu Âu lo lắng ảnh 1

 Ông Erdogan thể hiện quan điểm Thổ Nhĩ Kỳ không muốn một mình giải quyết gánh nặng người di cư. 
Ảnh: RT

Hi Lạp cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ cố tình làm ngơ, thậm chí tổ chức cho người di cư vượt biên trái phép sang nước này.

Hi Lạp có chung đường biên giới với Bulgaria và Italia. Hai quốc gia này chắc chắn sẽ không vui nếu Hi Lạp làm theo lời Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ. Italia cũng đang là nước châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh Covid-19.

Câu nói của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ khiến cả châu Âu lo lắng ảnh 2

 Người di cư tập trung ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Hi Lạp.
Ảnh: RT

Nhiều quốc gia EU khác cho rằng ông Erdogan đang dùng quân bài người di cư để gây sức ép với các nước trong khối.

Phát biểu tại Istanbul, ông Erdogan nói: “Tôi sẽ có cuộc gặp với quan chức Liên minh châu Âu vào ngày 9.3 ở Bỉ. Hi vọng tôi có thể trở về với một kết quả tích cực hơn”.

Kể từ khi xung đột Syria bùng phát, Thổ Nhĩ Kỳ đã phải sắp xếp chỗ ăn ở cho khoảng 4 triệu người di cư từ Syria. Năm 2016, châu Âu cam kết hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ 6 tỉ euro để xây nhà ở, trường học, trung tâm y tế cho người di cư.

4 năm sau, ông Erdogan cho rằng châu Âu đã không giữ lời, chỉ đóng góp một cách hạn chế. EU cũng không nới lỏng visa với công dân Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo Dân Việt
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy trao Bằng khen của Bộ trưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN.
Tôn vinh những người trao truyền văn hóa dân tộc ở cộng đồng
(Ngày Nay) - Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đã diễn ra chiều 18/4 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.