Chính quyền quân sự Thái Lan nhiều khả năng thắng thế trong cuộc bầu cử sắp tới

(Ngày Nay) - Hiện dư luận Thái Lan đang hết sức bất bình và phẫn nộ khi chính quyền quân sự thông báo rằng cuộc bầu cử vào tháng 2 sắp tới có khả năng bị trì hoãn tới tháng 3.
Chính quyền quân sự Thái Lan nhiều khả năng thắng thế trong cuộc bầu cử sắp tới

Các cuộc biểu tình nhỏ lẻ và các biểu ngữ phản đối đã dần lan rộng trên đường phố và mạng xã hội Thái Lan trong thời gian gần đây khi nước này vẫn chưa thể tiến hành cuộc tổng tuyển cử.

Cuộc bầu cử dự kiến vào ngày 24/2 nhiều khả năng sẽ bị trì hoãn sang ngày 24/3, theo Phó Thủ tướng Wissanu Krea-ngam, cho biết kỳ bầu cử này có thể làm ảnh hưởng tới sự kiện đăng quang của Quốc vương mới.

Chế độ quân chủ rất được tôn kính ở Thái Lan, nhưng phe đối lập đã cáo buộc chính quyền quân sự cầm quyền đang lợi dụng điều này để trì hoãn cuộc bầu cử.

"Chính quyền đang chơi một trò chơi", anh Netiwit Chotiphatphaisal, một sinh viên 21 tuổi cho biết. "Nếu cuộc bầu cử là một mánh khóe đối với người dân, người Thái sẽ diễu hành và không chấp nhận nó".

Trong khi sự phẫn nộ của công chúng chưa đạt đến mức như cuộc đảo chính năm 2014, các cuộc biểu tình nhỏ lẻ trên đường phố giữa các phe phái chính trị đối lập đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây. Các cuộc đối đầu bạo lực hàng loạt trong năm 2010 đã làm tê liệt thủ đô Bangkok và một cuộc đàn áp quân sự sau đó đã giết chết 90 người và làm bị thương hơn 2.000 người.

"Quân đội sẽ sẵn sàng dẹp bỏ sự lặp lại tình trạng bất ổn như vậy và tướng Apirat Kongsompong -người được giao nhiệm vụ chỉ huy quân đội nước này vào tháng 9, hôm thứ Tư đã cảnh báo các phe đối lập không vượt quá giới hạn", báo Bangkok Post đưa tin.

Kỳ bầu cử sẽ là cuộc thăm dò chính thức đầu tiên của Thái Lan sau 8 năm và được coi là một cuộc bỏ phiếu giữa một hình thức dân chủ và chế độ quân sự hợp pháp.

Các nhà lãnh đạo của Hội đồng hòa bình và trật tự quốc gia (NCPO), chính quyền đã quản lý Thái Lan kể từ cuộc đảo chính năm 2014, đã dần làm quen với quyền lực. Một hiến pháp năm 2017 do quân đội soạn thảo nhằm ngăn chặn đảng đối lập Pheu Thai trở lại chính trường - và đảm bảo quân đội sẽ tiếp tục có tiếng nói trong tương lai của đất nước, bất kể phe phái nào thắng cử.

Quyền lực của Thủ tướng Chanocha

Sự cai trị của Thủ tướng Thái Lan Prayut Chanocha - nhà lãnh đạo quân sự, đã khiến các hoạt động kêu gọi bầu cử dân chủ gặp khó khăn.

Ông Prayut dự kiến sẽ ra tranh cử khi trở thành đại diện của Đảng Phalang Pracharat mới  được thành lập.

"Ông ấy rất muốn trở thành Thủ tướng, đây là tham vọng cá nhân của ông ấy", ông Pavin Chachavalpongasta - Phó giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á của Đại học Kyoto, cho biết.

Chính quyền quân sự Thái Lan nhiều khả năng thắng thế trong cuộc bầu cử sắp tới ảnh 1

Thủ tướng  Prayut Chanocha lên nắm quyền sau cuộc đảo chính quân sự năm 2014. Ảnh: CNN

Để đạt được tham vọng đó, Thủ tướng Prayut đã chuẩn bị rất nhiều con bài. Ngay cả khi Đảng Phalang Pracharat không giành chiến thắng, hiến pháp mới vẫn là chính sách bảo hiểm của chính quyền quân sự vì nó cho phép một Thủ tướng và 1/3 cơ quan lập pháp được bổ nhiệm bằng các sĩ quan cấp cao của quân đội.

Người dân Thái Lan sẽ bỏ phiếu cho Hạ viện gồm 500 ghế, trong khi Thượng viện (gồm 250 thành viên), sẽ được quân đội lựa chọn hoàn toàn.

Ông Thitinan Pongsudhirak, Giám đốc Viện An ninh và Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Chulalongkorn cho biết: "Những động thái mới trong hiến pháp này được xây dựng với mục đích duy trì quyền lãnh đạo quân sự đối với các nhà lãnh đạo dân sự".

Các cử tri của nước này tỏ ra nghi ngờ rằng bất kỳ cuộc bỏ phiếu nào sẽ diễn ra hoàn toàn tự do hoặc công bằng.

Ảnh hưởng của nhà Shinawatra

Cụm từ "lịch sử lặp lại" đã mang một ý nghĩa mới ở Thái Lan, một quốc gia đã chứng kiến hàng chục cuộc đảo chính thành công kể từ năm 1932.

Trong thời gian gần đây, các vòng xoáy hỗn loạn của giới chính trị Thái Lan tập trung vào một người đàn ông: Thaksin Shinawatra, người lên nắm quyền Thủ tướng vào năm 2001.

Bản thân ông Thaksin đã bị lật đổ trong một cuộc đảo chính năm 2006. Em gái ông, cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra, đã phải chạy trốn ra nước ngoài ngay trước cuộc đảo chính của Thủ tướng Prayut năm 2014, sau 6 tháng bất ổn dân sự và các cuộc biểu tình bạo lực trên đường phố.

Các nhà phân tích nói rằng cặp anh em Thakisn và Yingluck vẫn đang có sức ảnh hưởng lớn tại Thái Lan, mặc dù cả hai đều phải sống lưu vong. Phó giáo sư Pavin nói: "Ông Thaksin vẫn là người dàn dựng phía sau hiện trường".

Chính quyền quân sự Thái Lan nhiều khả năng thắng thế trong cuộc bầu cử sắp tới ảnh 2

Gia tộc Shinawatra vẫn còn ảnh hưởng lớn tại Thái Lan. Ảnh: SCMP

Con trai của ông Thaksin, Panthongtae Shinawatra (39 tuổi) - được biết đến với biệt danh Oak - chính thức gia nhập Đảng Pheu Thai vào tháng 11, Chủ tịch Đảng Phumtham Wechayachai đã xác nhận với thông tin này, mặc dù hiện tại ông không giữ chức vụ điều hành.

Ông Panthongtae đã bị truy tố về tội rửa tiền vào tháng 10, mà những người ủng hộ ông tuyên bố là một động thái khác của chính quyền để gây khó dễ cho gia tộc Shinawatra. Ông Panthongtae đã phủ nhận các cáo buộc.

Tuy nhiên, Đảng Pheu Thai và các chính sách dân túy của nó vẫn tỏ ra mạnh mẽ, đặc biệt là nhờ sự ủng hộ trung thành ở phía đông bắc Thái Lan, cụ thể là tại tỉnh Chiang Mai - quê nhà của gia tộc Shinawatra.

Chayika Wongnapachant, cháu gái của Thaksin và Yingluck, cũng đã tham gia vào lĩnh vực chính trị sau một thập kỷ làm việc sau hậu trường, khi gia nhập Đảng Thai Raksa chart.

Chayika tuyên bố rằng cô sẽ chiến đấu chống lại những bất công mà cô thấy "ở mọi tầng lớp" của xã hội.

"Việc thực thi luật pháp và các chính sách kinh tế được thực hiện một cách bất bình đẳng đối với người dân. Tôi muốn thay đổi nó", cô nói.

Sau khi quân đội dỡ bỏ lệnh cấm vận động chính trị vào tháng 12, một loạt các đảng nhỏ lẻ đã xuất hiện, bao gồm Pheu Dharmma và Thai Raksa chart, với nhiều thành viên Pheu Thai gia nhập hàng ngũ của họ. Động thái này được cho là một chiến thuật để vượt qua các quy định điều lệ mới gây bất lợi cho các đảng lớn.

"Cùng nhau, ba đảng liên kết với ông Thaksin này là ứng cử viên hàng đầu trở thành khối chiến thắng lớn nhất sau cuộc bỏ phiếu, nhưng có lẽ không đủ lớn để thành lập một chính phủ liên minh", ông Thitinan nói.

Các đối thủ truyền thống của Pheu Thai, đảng Dân chủ đã từ chối lời đề nghị lập hiệp ước liên minh. Họ sẽ là một liên minh khó chịu, tuy nhiên, sau nhiều năm phản đối trên đường phố thường trở nên nguy hiểm.

Quân đội và quân chủ

Trong khi cựu tướng quân đội Prayut có thể tìm thấy sự hỗ trợ trong giới Hoàng gia, ông lại tỏ ra không được lòng giới cử tri trẻ của Thái Lan. Với khoảng 7 triệu cử tri trong độ tuổi từ 18 đến 25 - nhiều người trong số họ lần đầu tham gia bỏ phiếu, họ có khả năng quyết định cuộc bầu cử.

"Hiện tại ờ bầu không khí đã thay đổi và những người trẻ tuổi có nhận thức rõ ràng hơn", nhà vận động LGBTQ 21 tuổi và thành viên Đảng Chuyển tiếp tương lai Tattep Ruangprapaikitseree cho biết. "Cuộc bầu cử này không phải là về chính sách của các đảng, nhưng rất có ý nghĩa đối với Thái Lan nếu chúng tôi ở trong một chế độ quân sự".

Một loạt các vụ bê bối như việc Phó Thủ tướng Prawit Wongsuwan đã bị điều tra trước thông tin sở hữu hơn 20 chiếc đồng hồ xa xỉ, giá cao su giảm và các cuộc biểu tình đòi quyền lợi đất đai đã làm xói mòn niềm tin của công chúng vào chính phủ quân sự.

Cuộc bầu cử sẽ là chìa khóa để đem lại cảm giác ổn định cho một quốc gia đang trải qua quá trình chuyển đổi của một vị vua mới và những gì Vua Maha Vajirusongkorn làm sau khi ông chính thức lên ngôi vào tháng Năm sẽ trở thành tâm điểm chú ý.

Quốc vương  Maha Vajirusongkorn đã tạm thời nắm quyền vào năm 2016 sau cái chết của cha mình, cố Quốc vương Buhmibol Adulerej, người trị vì 70 năm và là một nhân vật rất được yêu mến ở Thái Lan.

"Nếu Thái Lan muốn lấy lại chỗ đứng, một thỏa hiệp khó chịu sẽ cần phải được đưa ra trong số các nhân vật chính như quân đội, Hoàng gia, giới tư pháp và các đảng chính trị cũng như các chính trị gia", ông Thitinan nói.

Theo CNN
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: