Chủ tịch Kim Jong-un có thể ghé thăm các cơ sở sản xuất tại Việt Nam

(Ngày Nay) - Các chuyên gia cho biết, chuyến thăm của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tới một số cơ sở sản xuất của Việt Nam, nếu được hiện thực hóa, sẽ là biểu tượng cho ý chí tìm kiếm sự phát triển kinh tế của đất nước theo mô hình cải cách của Việt Nam.

Chủ tịch Kim Jong-un có thể ghé thăm các cơ sở sản xuất tại Việt Nam

Với việc hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai sẽ diễn ra trong vòng chưa đầy hai tuần, ông Kim Chang-son - một quan chức cấp cao của Triều Tiên, đã tới Việt Nam để thực hiện công tác "tiền trạm" tại nhà máy sản xuất điện thoại Samsung hôm Chủ nhật vừa qua.

Động thái này có thể cho thấy Chủ tịch Kim Jong-un có thể sẽ tới thăm nhà máy khi ông tới Việt Nam. Ông Kim Chang-son cũng đã phụ trách công việc tương tự cho hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất tại Singapore.

Hãng tin Reuters đưa tin, nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ đến Việt Nam vào ngày 25/2 trước thềm cuộc gặp mặt với ông Trump và có thể ghé thăm các cơ sở sản xuất công nghiệp ở Bắc Ninh và cảng công nghiệp Hải Phòng. Dây chuyền sản xuất điện thoại thông minh Samsung cũng được đặt tại tỉnh Bắc Ninh.

Các chuyên gia cho biết chuyến thăm này nếu diễn ra sẽ phản ánh ý chí mạnh mẽ của nhà lãnh đạo Triều Tiên với việc theo đuổi mô hình cải cách của Việt Nam, đồng thời gửi thông điệp tới cộng đồng quốc tế rằng nước này đang tìm kiếm các nhà đầu tư nước ngoài.

"Chuyến thăm của ông Kim có thể cho thấy Triều Tiên quan tâm đến mô hình cải cách của Việt Nam, đồng thời gửi một thông điệp rằng họ muốn nhận được sự đầu tư từ các công ty toàn cầu như Samsung", ông Yang Moo-jin, giáo sư tại Đại học Nghiên cứu Bắc Triều Tiên tại Seoul, cho biết.

Samsung đã xây dựng các nhà máy ở Bắc Ninh vào năm 2008 và Thái Nguyên vào năm 2013. Kể từ đó, gần một nửa số điện thoại thông minh của hãng này đã được sản xuất tại Việt Nam.

Việt Nam đã được coi là một hình mẫu khả thi cho sự phát triển kinh tế của Triều Tiên sau khi tiến hành cải cách kinh tế từ năm 1986.

Ông Kim Hyun-wook, Giáo sư tại Học viện Ngoại giao Quốc gia, cho biết mô hình cải cách của Việt Nam phù hợp với Triều Tiên hơn mô hình cải cách của Trung Quốc.

"Trung Quốc có thể thực hiện cải cách kinh tế chỉ dựa vào thị trường nội địa. Nhưng Việt Nam cần giao thương với nước ngoài, cũng như Triều Tiên", Giáo sư Kim nói.

Chính quyền Trump cũng kêu gọi nhà lãnh đạo Kim đi theo con đường thịnh vượng của Việt Nam.

Vào tháng 7, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết ông Trump tin rằng Triều Tiên có thể "sao chép sự thịnh vượng và quan hệ đối tác" của Mỹ với Việt Nam hiện nay.

Nếu nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim có chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam, ông sẽ là nhà lãnh đạo đầu tiên của nước này thăm chính thức Việt Nam sau 54 năm. Cố Chủ tịch Kim Nhật Thành - ông nội của Chủ tịch Kim Jong-un, đã có hai lần thăm Việt Nam vào năm 1958 và 1964.

Theo Yonhap
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.
UNESCO kêu gọi thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN
Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Salamanca hồi giữa tháng 3/2024, cộng đồng quốc tế đã cam kết tiếp tục nỗ lực hướng tới môi trường giáo dục hòa nhập và công bằng cho tất cả mọi người.