Cử tri Thổ Nhĩ Kỳ đi bỏ phiếu bầu quốc hội và tổng thống nhiệm kỳ mới

Sáng 24/6, cử tri Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu đi bỏ phiếu bầu tổng thống và 600 nghị sỹ quốc hội nước này trong cuộc bầu cử sớm.
Ảnh vận động tranh cử của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan trên một đường phố ở Ankara. (Ảnh: THX/TTXVN)
Ảnh vận động tranh cử của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan trên một đường phố ở Ankara. (Ảnh: THX/TTXVN)

Các điểm bỏ phiếu bắt đầu mở cửa từ 8 giờ (giờ địa phương) và dự kiến sẽ đóng cửa vào 17 giờ cùng ngày.

Khoảng 57 triệu cử tri trong tổng số 81 triệu người dân Thổ Nhĩ Kỳ đủ tư cách được phép tham gia cuộc tổng tuyển cử.

Cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ ngày 24/6 được coi là một trong những sự kiện chính trị quan trọng nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ trong nhiều thập kỷ qua.

Người giành chiến thắng sẽ có những quyền lực mới theo hiến pháp sửa đổi vốn được Tổng thống Tayyip Erdogan ủng hộ và thông qua hồi năm ngoái sau cuộc trưng cầu ý dân.

Tuy nhiên, đây cũng sẽ là thách thức chính trị lớn nhất đối với Tổng thống Erdogan và AKP kể từ khi nắm quyền điều hành đất nước trong 15 năm qua.

Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy nhiều khả năng Tổng thống Erdogan sẽ không hội đủ số phiếu cần thiết trong vòng 1 song có thể giành chiến thắng trong vòng 2 dự kiến diễn ra vào ngày 8/7 tới.

Trong khi đó, AKP của ông có thể mất thế đa số trong quốc hội. Nếu khả năng này xảy ra, căng thẳng giữa tổng thống và quốc hội chắc chắn sẽ gia tăng.

Trong cuộc bầu cử tổng thống, ông Erdogan sẽ phải cạnh tranh với 5 ứng cử viên, bao gồm Muharrem Ince - đại diện cho đảng Nhân dân cộng hòa (CHP), một đảng đối lập chính của MHP; Meral Aksener - cựu Bộ trưởng Nội vụ, đại diện đảng Tốt đẹp (Iyi), một đảng trung hữu mới ra đời; Selahattin Demirtas – người của đảng Dân chủ nhân dân (HDP) ủng hộ người Kurd; Temel Karamollaoglu - đại diện đảng Saadet (SP) theo đường lối Hồi giáo - dân chủ và ứng cử viên đảng Yêu nước (VP), theo đường lối dân tộc chủ nghĩa Dogu Perincek.

Hiện 4 chính đảng ở Thổ Nhĩ Kỳ đã kêu gọi cử tri bỏ phiếu cho ứng cử viên đối lập, gây khó khăn cho Tổng thống Erdogan tại vòng 1.

Trong khi đó, cuộc bầu cử quốc hội sẽ lựa chọn 600 nghị sĩ, tăng 50 nghị sỹ so với trước thời điểm sửa đổi hiến pháp.

Đây là cuộc cạnh tranh giữa hai khối chính trị lớn tại Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay, bao gồm liên minh giữa AKP-MHP và liên minh giữa CHP, Iyi và SP.

Kết quả thăm dò trước bầu cử cho thấy cả hai liên minh đều đang ở thế tương đối cân bằng, có khả năng giành được từ 40-45% phiếu bầu.

Tháng Tư vừa qua, Tổng thống Erdogan đã kêu gọi tổng tuyển cử sớm, thay vì diễn ra vào ngày 3/11/2019.

Theo lý giải của Tổng thống Erdogan, việc có thêm các quyền lực mới sẽ giúp ông dễ dàng giải quyết những thách thức kinh tế mà đất nước đang đối mặt trong đó có việc đồng nội tệ lira giảm tới 20% giá trị so với đồng USD trong năm nay, cũng như thỏa thuận với lực lượng nổi dậy người Kurd ở phía Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ cũng như tại các nước láng giềng Iraq và Syria.

Cuộc tổng tuyển cử diễn ra trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang được đặt trong tình trạng khẩn cấp sau âm mưu đảo chính bất thành vào tháng 7/2016 của một nhóm binh sỹ và sỹ quan quân đội nước này.

Hơn 240 người đã thiệt mạng và hơn 2.000 người khác bị thương trong cuộc bạo loạn mà Ankara quy trách nhiệm cho giáo sỹ Fethullah Gulen đang sống lưu vong tại Mỹ thực hiện.

Tuy nhiên, giáo sỹ Gulen đã bác bỏ mọi cáo buộc. Sau khi tình trạng khẩn cấp được ban bố, đến nay, nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ đã sa thải, bắt giữ hàng chục nghìn người với cáo buộc ủng hộ phong trào của Giáo sỹ Gulen.

Ngay trước ngày bầu cử, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin nhà chức trách nước này đã bắt giữ 11 thành viên của đảng Công nhân người Kurd (PKK), bị nghi ngờ chuẩn bị có hành động khiêu khích trong cuộc bầu cử.

Theo hãng thông tấn Anadolu, 11 đối tượng trên bị bắt sau khi đã trao đổi với nhau về những hành động khiêu khích. Tuy nhiên, hãng Anadolu không nói rõ chi tiết về hành động khiêu khích này.

Theo TTXVN
Khách tham quan triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.
Khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” đã diễn ra chiều 18/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Họa sỹ Phan Ngọc Khuê, nhà nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam tổ chức.
Chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại lễ hội.
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Xia
(Ngày Nay) - Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
(Ngày Nay) - Sinh thời, khi được hỏi về các vấn đề siêu hình thì Thế Tôn im lặng, “gác qua một bên”. Sau khi Thế Tôn nhập diệt, một số người đã đến hỏi Tôn giả A-nan vấn đề này. Hiện nay, các quan điểm này vẫn đang được đặt ra.
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
(Ngày Nay) - Đài truyền hình RÚV của Iceland đưa tin, hiện tượng núi lửa phun trào ở Bán đảo Reykjanes đã buộc người dân sống xung quanh Vũng biển Blue nổi tiếng và thị trấn Grindavik gần đó phải sơ tán khẩn cấp.
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
(Ngày Nay) - Theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Media Matters, người dùng TikTok đang có xu hướng kiếm tiền từ các video đưa ra những thông tin vô căn cứ về những “thuyết âm mưu” liên quan đến ngày tận thế của thế giới.
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
(Ngày Nay) - Tối 17/3, tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, UBND quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng) khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024.