Cuba phản đối Mỹ siết chặt lệnh cấm vận

Ngày 16/1, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez đã ra tuyên bố phản đối việc Mỹ gia hạn việc ngừng thực hiện Điều khoản III chống Cuba trong Luật Helms-Burton, vốn được ban hành từ năm 1996, chỉ trong vòng 45 ngày, thay vì 6 tháng như thông thường.
Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodríguez Parrilla. Ảnh: Lê Hà/Pv TTXVN tại Cuba
Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodríguez Parrilla. Ảnh: Lê Hà/Pv TTXVN tại Cuba

Hãng thông tấn Prensa Latina của Cuba dẫn tuyên bố của Ngoại trưởng Rodriguez đăng tải trên tài khoản Twitter nhấn mạnh quyết định của chính quyền Washington là động thái gây sức ép chính trị và đi ngược lại quy định của luật pháp quốc tế nhằm siết chặt lệnh cấm vận trong 6 thập kỷ qua chống đảo quốc Caribe này. Ông nêu rõ kể từ khi Luật Helms-Burton có hiệu lực từ năm 1996, tất cả các đời Tổng thống Mỹ đều ngừng việc thực thi Điều khoản III do điều khoản này gây ra những tác động tiêu cực không chỉ đối với Cuba mà đối với Mỹ và một số quốc gia khác.

Điều khoản III của Luật Helms-Burton cho phép công dân Mỹ là người Cuba tị nạn kiện lên tòa án nước này những công ty, cá nhân nước ngoài và Cuba được hưởng lợi từ các tài sản từng thuộc sở hữu của họ tại Cuba và đã được chính quyền La Habana quốc hữu hóa từ sau năm 1959. Tuy nhiên, khác với các Tổng thống Mỹ trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cùng ngày thông báo chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định gia hạn việc ngừng thực thi điều khoản trên chỉ trong 45 ngày, bắt đầu từ ngày 1/2 tới,  thay vì 6 tháng, đồng thời để ngỏ khả năng xem xét thúc đẩy điều khoản gây tranh cãi này có hiệu lực. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh Washington tiến hành xem xét kỹ lưỡng về thời gian ngừng thực thi Điều khoản III xuất phát từ những lợi ích quốc gia của Mỹ.

Giới phân tích cho rằng việc Mỹ thúc đẩy Điều khoản III có hiệu lực là động thái "gậy ông đập lưng ông". Giáo sư William Leogrande thuộc Đại học American cho rằng điều này sẽ dẫn tới sự hỗn loạn về pháp lý, "chọc giận" các đồng minh châu Âu tại Mỹ và Mỹ Latinh, vốn đang đẩy mạnh quan hệ thương mại với Cuba, và thậm chí kéo theo loạt vụ kiện Washington tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Theo ước tính của Bộ Thương mại Mỹ, sẽ có khoảng 200.000 vụ kiện  hoặc hơn nêu Điều khoản III của Luật Helms-Burton có hiệu lực.

Cuba và Mỹ chính thức nối lại quan hệ ngoại giao vào năm 2015. Tuy nhiên, quan hệ hai nước sau đó lại xấu đi với việc Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền và  thực thi các chính sách đảo ngược lại nỗ lực hàn gắn quan hệ với đảo quốc Caribe này của người tiền nhiệm Barack Obama.

Tháng 11/2017, Washington đã công bố một loạt các biện pháp thắt chặt cấm vận của Mỹ chống Cuba, bao gồm hạn chế hoạt động đi lại Cuba của người dân Mỹ, cũng như hạn chế những hoạt động kinh doanh của các thực thể Mỹ với các tổ chức, doanh nghiệp Cuba có liên quan tới các lực lượng vũ trang và Bộ Nội vụ Cuba.

Theo Báo Tin tức
Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành phải chủ động xây dựng các kịch bản quản lý, điều hành giá các dịch vụ, hàng hóa thiết yếu, phù hợp với kịch bản điều hành chung, không để bị động.
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 24/4, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã gửi văn bản, đề nghị Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường đảm bảo an toàn trong hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch Hè 2024.
Cận cảnh chao đèn họa tiết hoa mẫu đơn cánh kép.
Họa tiết hoa mẫu đơn: Ngoại lệ của Louis Comfort Tiffany
(Ngày Nay) - Những chùm hoa mẫu đơn lớn nhiều màu sắc với hương thơm ngào ngạt luôn chiếm vị trí đắc địa trong khu vườn. Dù là hoa cánh đơn hay cánh kép, Louis Comfort Tiffany cũng không thể cưỡng lại vẻ đẹp kiều diễm ấy.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.