EU đóng biên giới

Lãnh đạo các nước Liên minh châu Âu nhất trí đóng biên giới toàn khối trong 30 ngày nhằm ngăn Covid-19 lây lan.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

"Kẻ thù là nCoV và chúng ta phải làm hết sức để bảo vệ người dân, cũng như nền kinh tế. Chúng tôi sẵn sàng làm mọi điều cần thiết và không ngần ngại áp dụng các biện pháp bổ sung nếu tình hình thay đổi", Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết trong cuộc họp báo tối 17/3.

Lãnh đạo các nước Liên minh châu Âu (EU) trước đó thống nhất đề xuất cấm hoạt động đi lại không cần thiết đến khối này trong vòng 30 ngày để đối phó Covid-19.

Biện pháp không áp dụng cho nhân viên và thiết bị y tế, cũng như nhu yếu phẩm. Các lãnh đạo EU cũng nhất trí thành lập tuyến thông quan nhanh ở biên giới nhằm bảo đảm khả năng vận chuyển hàng hóa.
Cảnh sát Tây Ban Nha tại một chốt kiểm soát biên giới hôm 17/3. Ảnh: AFP.

Biện pháp đóng biên giới EU sẽ có hiệu lực ngay khi chính phủ các nước thành viên hoàn tất bước chuẩn bị nội bộ, trong đó Đức dự kiến thực hiện ngay từ sáng 18/3. Hoạt động đi lại trong khối sẽ không bị cản trở.

Lệnh phong tỏa áp dụng cho 30 nước, gồm toàn bộ các quốc gia thành viên EU trừ Ireland, cùng 4 nước không thuộc EU nhưng nằm trong khối Schengen. Những người được miễn trừ gồm công dân EU và thân nhân, thường trú nhân, học giả, bác sĩ và các nhà nghiên cứu tham gia nỗ lực kiểm soát Covid-19.

Anh chưa đóng cửa biên giới dù được EU khuyến khích áp dụng biện pháp này, Chủ tịch EC cho biết thêm.

Đóng biên giới toàn khối được coi là một trong những giải pháp khôi phục đoàn kết sau khi Covid-19 gây chia rẽ giữa các nước trong EU. Ủy ban châu Âu trước đó cảnh báo các nước thành viên không ngăn cản hoạt động cung cấp thực phẩm và thuốc men khi siết chặt biên giới.

Covid-19 tiếp tục lan rộng khi xuất hiện tại 166 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến gần 200.000 người nhiễm nCoV và gần 8.000 người đã chết. Châu Âu trở thành tâm dịch toàn cầu với số ca nhiễm mới tăng mạnh ở một số quốc gia như Italy, Đức, Pháp.

EU hiện nay có 27 nước gồm Áo, Bỉ, Bulgaria, Cộng hòa Cyprus, Cộng hòa Czech, Croatia, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ireland, Italy, Latvia, Liva, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha và Thụy Điển.

4 quốc gia không thuộc EU nhưng nằm trong khối Schengen gồm Thụy Sĩ, Iceland, Na Uy và Liechtenstein.

Theo Vnexpress
TIN LIÊN QUAN
Công tố viên cáo buộc ông Trump gian lận bầu cử
Công tố viên cáo buộc ông Trump gian lận bầu cử
(Ngày Nay) - Các công tố viên New York khẳng định cựu Tổng thống Donald Trump đã phạm luật và gây ảnh hưởng xấu tới cuộc bầu cử năm 2016 bằng cách cố gắng che đậy hành vi mua dâm với một diễn viên khiêu dâm, trong khi luật sư bào chữa tuyên bố ông Trump vô tội.
Thách thức từ AI đối với tương lai của báo chí
Thách thức từ AI đối với tương lai của báo chí
(Ngày Nay) - Hội nghị Nhà báo thế giới 2024 do Hội Nhà báo Hàn Quốc tổ chức với chủ đề "Vai trò của truyền thông trong đưa tin về chiến tranh và Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và tương lai của báo chí" diễn ra tại thủ đô Seoul (Hàn Quốc) từ ngày 22-26/4. Hội nghị năm nay có sự tham dự của 52 nhà báo đến từ 47 quốc gia trên thế giới.
Mỹ và Hàn Quốc thảo luận chi phí đồn trú
Mỹ và Hàn Quốc thảo luận chi phí đồn trú
(Ngày Nay) - Các quan chức Mỹ và Hàn Quốc sẽ gặp nhau tại Hawaii trong tuần này để đàm phán về việc chia sẻ chi phí đồn trú của quân đội Mỹ ở Hàn Quốc. Chính quyền Washington đang tìm kiếm "một kết quả công bằng và bình đẳng" nhằm củng cố liên minh với Seoul.
Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án cựu Chủ tịch Vimedimex và đồng phạm
Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án cựu Chủ tịch Vimedimex và đồng phạm
(Ngày Nay) - Sau nhiều ngày xét xử, chiều 22/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định trả hồ sơ để tiến hành điều tra bổ sung cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex Nguyễn Thị Loan cùng 10 bị cáo khác trong vụ án sai phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất ở Đông Anh, Hà Nội.