EU kéo dài vô thời hạn việc giải quyết tranh cãi về thỏa thuận hạt nhân với Iran

Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell ngày 3/2 xác nhận EU sẽ kéo dài vô thời hạn việc giải quyết tranh cãi về thỏa thuận hạt nhân mà Iran ký năm 2015, nhằm tránh phải đưa vấn đề này ra Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) hoặc châm ngòi cho những lệnh trừng phạt mới.

 

Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell. Ảnh: THX/TTXVN
Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell. Ảnh: THX/TTXVN

Phát biểu với báo giới trong chuyến thăm Iran, ông Borrell nói nêu rõ các bên đã nhất trí không đi tới một thời hạn cụ thể nào để buộc họ phải đưa vấn đề ra HĐBA. Ông nhấn mạnh thiện chí này sẽ không khởi động một quá trình dẫn tới việc chấm dứt thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), mà thay vào đó sẽ giúp giữ cho nó còn hiệu lực.

Trước đó, tại cuộc gặp với ông Borrell, Tổng thống Iran Hassan Rouhani khẳng định nước này sẵn sàng hợp tác với EU để giải quyết các vấn đề liên quan tới JCPOA.

Theo JCPOA, Iran hạn chế các hoạt động hạt nhân của nước này để đổi lấy việc dỡ bỏ phần lớn các biện pháp trừng phạt quốc tế áp đặt với Tehran. Tuy nhiên, Mỹ đã đơn phương rút khỏi thỏa thuận từ tháng 5/2018 và áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt Iran.     

Năm ngoái, Iran liên tục thực hiện các bước đi thu hẹp cam kết của nước này trong thỏa thuận, theo đó tăng mức độ làm giàu urani, nhằm gây sức ép đối với các bên còn lại trong thỏa thuận để bảo vệ nền kinh tế của Iran trước các biện pháp trừng phạt của Mỹ, cũng như để nước Cộng hòa Hồi giáo này được hưởng đầy đủ các lợi ích trong khuôn khổ thỏa thuận.

Tháng trước, Anh, Pháp và Đức đã chính thức cáo buộc Iran vi phạm các điều khoản của thỏa thuận kiểm soát vũ khí của JCPOA, đồng thời kích hoạt cơ chế giải quyết tranh chấp. Động thái này có thể dẫn tới việc tái áp đặt trừng phạt của LHQ, vốn đã được dỡ bỏ theo thỏa thuận này. Về lý thuyết, tiến trình giải quyết tranh chấp sẽ diễn ra trong vòng 15 ngày. Tuy nhiên, hiện chưa rõ quá trình này khi nào sẽ bắt đầu bởi Iran vẫn chưa chính thức công nhận tiến trình tham vấn.

Trung Quốc và Nga - hai quốc gia cũng tham gia ký thỏa thuận hạt nhân - cũng tỏ ra hoài nghi về quyết định của ba nước trên. Tất cả những nước này đều có chung mục tiêu là bảo vệ thỏa thuận hạt nhân mà Mỹ đã rút khỏi.

Theo TTXVN
TIN LIÊN QUAN
Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành phải chủ động xây dựng các kịch bản quản lý, điều hành giá các dịch vụ, hàng hóa thiết yếu, phù hợp với kịch bản điều hành chung, không để bị động.
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 24/4, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã gửi văn bản, đề nghị Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường đảm bảo an toàn trong hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch Hè 2024.
Cận cảnh chao đèn họa tiết hoa mẫu đơn cánh kép.
Họa tiết hoa mẫu đơn: Ngoại lệ của Louis Comfort Tiffany
(Ngày Nay) - Những chùm hoa mẫu đơn lớn nhiều màu sắc với hương thơm ngào ngạt luôn chiếm vị trí đắc địa trong khu vườn. Dù là hoa cánh đơn hay cánh kép, Louis Comfort Tiffany cũng không thể cưỡng lại vẻ đẹp kiều diễm ấy.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.