Giả thuyết mới tiết lộ về cái chết của Alexander Đại đế

(Ngày Nay) - Sau khi chinh phục các vùng lãnh thổ rộng lớn ở châu Âu và châu Á, khiến ông trở nên nổi tiếng là một trong những bộ óc quân sự vĩ đại nhất, Alexander Đại đế đã bất ngờ qua đời ở tuổi 32. Các học giả từ lâu đã cố gắng khám phá nguyên nhân cái chết bí ẩn của ông, mới đây một nhà khoa học người New Zealand dường như đã có thể ''vén bức màn lịch sử".
Giả thuyết mới tiết lộ về cái chết của Alexander Đại đế

Một nghiên cứu gần đây của Tiến sĩ Kinda Hall từ Trường Y khoa Dunedin ở New Zealand cho thấy,  Hội chứng Guillain-Barré (rối loạn tự miễn dịch) hiếm gặp có thể là nguyên nhân kết liễu cuộc đời nhà cai trị người Macedonia Alexander Đại đế chỉ trong vài ngày. Tiến sĩ Hall cho biết rằng phỏng đoán của cô có thể chứng minh cái chết của vị Hoàng đế này là trường hợp chẩn đoán sai bệnh nổi tiếng nhất từng được ghi nhận.

Căn bệnh này hiếm gặp tới nỗi cứ 100.000 người thì có 2 người mắc phải, hiện đã có thể điều trị thành công. Bị gây ra bởi nhiễm trùng, điều này khiến hệ thống miễn dịch cơ thể tấn công hệ thống thần kinh của bản thân, dẫn đến tê liệt. Đồng thời, nó không tác động đến não nạn nhân, cho phép họ duy trì ý thức, điều này phù hợp với mô tả của những ngày cuối cùng của Alexander trong văn thư.

Ở tuổi 32, sau một bữa tiệc mà ông uống hơn chục ly rượu, Alexander Đại đế bắt đầu bị đau bụng và bị sốt cao, không thể di chuyển bất cứ thứ gì ngoài mắt và tay chỉ sau vài ngày đầu tiên. Vào ngày thứ 11, vị Hoàng đế được tuyên bố là đã băng hà (được cho là không có dấu hiệu thở vào thời điểm đó).

Trong nhiều thế kỷ, các giả thuyết về nguyên nhân gây ra cái chết bí ẩn của ông bao gồm sốt thương hàn, nghiện rượu và ngộ độc; tuy nhiên, như Hall nói với tờ The Sun, cô muốn kích thích các cuộc tranh luận và thảo luận mới và có thể viết lại những cuốn sách lịch sử bằng cách lập luận rằng cái chết thực sự của Hoàng đế Alexander đã muộn hơn 6 ngày so với lịch sử ban đầu.

Theo nghiên cứu, được công bố trên cuốn sách The Ancient History Bulletin, Alexander Đại đế vẫn còn tỉnh táo cho tới lúc chết, chỉ có điều toàn bộ cơ thể đã bất động còn hơi thở rất yếu khiến ngự y khó nhận ra. Điều này, cùng với các báo cáo về mức độ tê liệt ngày càng tăng của ông đã khiến các học giả đưa ra kết luận rằng chứng nhiễm khuẩn đường ruột campylobacter đã gây ra hội chứng rối loạn tự miễn dịch của ông.

Căn bệnh hiếm gặp này cũng lý giải cho truyền thuyết kể lại rằng cơ thể của vị Hoàng đế Macedonia và Ba Tư không có bất cứ dấu hiệu mục rữa nào. Thi thể của Hoàng đế Alexander vẫn không bị phân hủy ngay cả những ngày sau khi được tuyên bố là đã chết và quá tình chuẩn bị cho việc chôn cất đã bắt đầu, như một dấu hiệu của bản chất thần thánh của ông đối với những người cùng thời - nhưng đó có thể là bằng chứng rõ ràng hơn rằng ông vẫn còn sống trong suốt những ngày sau đó..

Rất có khả năng ông đã bị hôn mê sâu trong giai đoạn này và không có nhận thức khi các cận thần tiến hành nghi thức an táng cho mình, nghiên cứu chỉ ra.

Theo Sputnik
TIN LIÊN QUAN
Cận cảnh chao đèn họa tiết hoa mẫu đơn cánh kép.
Họa tiết hoa mẫu đơn: Ngoại lệ của Louis Comfort Tiffany
(Ngày Nay) - Những chùm hoa mẫu đơn lớn nhiều màu sắc với hương thơm ngào ngạt luôn chiếm vị trí đắc địa trong khu vườn. Dù là hoa cánh đơn hay cánh kép, Louis Comfort Tiffany cũng không thể cưỡng lại vẻ đẹp kiều diễm ấy.
Viết về một định kiến
Viết về một định kiến
(Ngày Nay) -  Việc đặt “viên mãn” và hôn nhân tan vỡ thành một cặp phạm trù đối lập là một thói quen phổ biến trong giao tiếp của Việt Nam. Chính tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến điều đó, và cũng thấy cái nhị nguyên đó là bình thường. Cho đến một ngày, một đồng nghiệp của tôi tâm sự nhỏ nhẹ, làm thế nào để nhắc mọi người đừng giật tít thế nữa nhỉ. “Dàn sao phim X sau 20 năm: Người viên mãn, người ly hôn”. Ly hôn đối lập với viên mãn. Mọi người nói, và thẳm sâu nghĩ thế.
Ảnh minh hoạ.
TP HCM: Chủ động phòng ngừa bệnh sốt rét
(Ngày Nay) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, để bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét, năm 2024 TP Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống sốt rét.