Giấc mơ thời niên thiếu của Adolf Hitler

Có lẽ không nhiều người biết đến, thủa niên thiếu Adolf Hitler có năng khiếu hội họa, ông ta dành hầu hết thời gian của mình để vẽ các công trình kiến trúc và tòa nhà.
Giấc mơ thời niên thiếu của Adolf Hitler

Giấc mơ thời niên thiếu

Lên 7 tuổi, những nét vẽ đầy kĩ thuật của Hitler đã khiến nhiều người kinh ngạc. Cha của Hitler, người luôn hy vọng con trai nối nghiệp trở thành một công chức nhà nước, đã bàng hoàng khi đứa con mới 11 tuổi tuyên bố sẽ trở thành một họa sĩ. Bất chấp sự phản đối của cha, Hitler vẫn tiếp tục theo đuổi giấc mộng. Năm 15 tuổi, những bức tranh màu nước đầu tay của Hitler được xem là thi vị và tinh tế.

Giấc mơ thời niên thiếu của Adolf Hitler - anh 1
Từ bé Adolf Hitler có năng khiếu hội họa
Năm 1903, cha Hitler qua đời, Hitler như một chú chim sổ lồng, mặc sức bay vào thế giới nghệ thuật sau khi bỏ học nửa chừng lúc mới 16 tuổi. Vào sinh nhật thứ 17, Hitler đã lần đầu tiên tới thành phố Vienna (Áo), nơi được coi là thánh địa của hội họa, âm nhạc, nơi kết tinh văn hóa châu Âu lâu đời.
Tại đây, Hitler dùng tiền của mẹ và người thân cho để khám phá thành phố Vienna, ngắm nhìn các tác phẩm hội họa nổi tiếng. Vienna là nơi mà Hitler đã tìm thấy niềm đam mê bất tận đối với nét đẹp hút hồn của các công trình kiến trúc.

Tự tin với tài năng của mình, tháng 10/1907, Hitler đã quyết định hiện thực hóa giấc mơ họa sĩ bằng cách đăng ký dự thi vào Học viện Mỹ thuật danh tiếng ở Vienna. Sau hai ngày thi cử, mặc dù Hitler cảm thấy rất tự tin và lạc quan nhưng khi biết kết quả, tâm trạng đã chuyển thành cực kỳ thất vọng. Hitler nằm trong danh sách 85 thi sính bị trượt trong số 113 người dự thi.

Giấc mơ thời niên thiếu của Adolf Hitler - anh 2
Bức tranh vẽ nhà hát Opera ở Vienna của Hitler.

Các bức tranh dự thi của Hitler được đánh giá không cao, đặc biệt là phần vẽ mô hình. Tuy nhiên, các giáo sư học viện khuyến khích Hitler đăng ký dự thi vào khoa kiến trúc của Học viện Nghệ thuật. Thế nhưng, Hitler thậm chí còn không đủ điều kiện dự tuyển do bỏ học giữa chừng nên không có bằng tốt nghiệp trung học. Hitler từng kể lại tâm trạng thất bại này trong cuốn tự truyện Mein Kampf (Cuộc đấu tranh của tôi): “Nó như một tia chớp làm lóa mắt tôi”.

Mặc dù thi trượt, Hitler vẫn thấy Vienna hấp dẫn và quyết định ở đây. Anh ta làm bạn với một người tên là August Kubizek, người có đam mê thành nhà soạn nhạc nhưng vấp phải sự phản đối của bố mẹ. Hitler đã tìm cách thuyết phục bố mẹ Kibizek cho bạn đến ở cùng mình tại Vienna. Hai người chung một căn hộ chật hẹp và rẻ tiền. Dù không nhiều tiền nhưng Kubizek kể lại rằng Hitler luôn mua những màu vẽ, cọ vẽ, giấy và tranh vẽ sơn dầu loại tốt nhất.

Năm 1908, Hitler lại thi vào Học viện Nghệ thuật lần nữa nhưng lại không thành công. Trong khi đó, Kubizek đã học xong năm thứ nhất Học viện Âm nhạc với nhiều thành tích. Có lẽ vì chút ghen tị mà Hitler quyết định không sống cùng Kubizek nữa.

Thời trẻ Hitle từng là một người vẽ tranh kiếm tiền (vì thế bị riễu là "thợ sơn"), và nếu không gặp trắc trở trong chuyện thi cử thì có lẽ hắn đã chẳng trở thành kẻ gây ra cái chết cho hàng chục triệu người trong Đại chiến II. Có điều, lịch sử không bao giờ có chữ "nếu" ấy...

Họa sĩ nửa mùa

Hitle trở về nghề vẽ, tự xưng là “Họa sĩ phái Học viện thành Viên”. Trong hai năm 1909-1910, hắn vẽ rất nhiều, có ngày vẽ được 1 bức tranh, phần lớn vẽ nhà cửa và sao chép từ bưu thiếp hoặc ảnh chụp. Hắn cũng vẽ phong cảnh và người trong các tranh sơn dầu, mầu nước; vẽ cả áp phích quảng cáo giầy dép, đồ lót nữ, mỹ phẩm. Nhờ hợp tác với Đennixi, một tay buôn tranh, Hitle bán được tranh của mình. Về sau, Hitle không chịu khó vẽ nữa mà muốn làm nghề kiến trúc; hắn không cần kiếm tiền lắm, do đã có tài sản cha để lại, cộng thêm tiền phụ cấp trẻ mồ côi. Năm 1910, Đennixi chia tay với Hitle. Từ đó trở đi, hắn phải tự bán tranh. Khách mua phần lớn là các nhà trí thức và người Do Thái.
Giấc mơ thời niên thiếu của Adolf Hitler - anh 3
Hitler và người tình
Hai lần thi trượt vào trường Hội họa của thủ đô Viên khiến Hitle ngày càng căm thù thành phố này, và cho rằng người ta không hiểu được thiên tài của hắn. Năm 1913, Hitle dọn đến Munkhen (tức Munich), tiếp tục vẽ tranh bán, mỗi tháng kiếm được khoảng 100 mác - con số đó chứng tỏ hắn thực sự là một tài năng hội họa. Trong 13 tháng ở đây, Hitle vẽ được khoảng 2 tá tranh.
Năm 1944, có lần hắn kể ngày xưa vẽ là để kiếm sống, nhưng vẫn tiếp tục học kiến trúc; về sau, vì Bộ Nội vụ tuyên bố các tranh của Hitle đều thuộc vào diện “tác phẩm Nghệ thuật của Nhà nước”, nên phải đăng ký; hậu quả tai hại là hắn không được bán tranh ra nước ngoài khi chưa được phép của Bộ Nội vụ.

Trong Đại chiến I, Hitle ra trận chiến đấu, bị thương, được tặng huân chương Chữ Thập Sắt. Hắn tiếp tục vẽ được một số tranh về mặt trận nước Pháp, được giới họa sĩ đánh giá cao. Mùa hè 1919, Hitle trở về Munkhen, tiếp tục cuộc đời quân ngũ, nhưng vẫn vẽ tranh và định vào học trường hội họa. Điều đó được hắn thuật lại trong cuốn “Cuộc chiến đấu của tôi” (Mein Kampf) viết năm 1923 khi ở trong tù.

Từ 1920, Hitle tham gia tổ chức Đảng Công nhân Xã hội Chủ nghĩa Quốc gia (tức đảng Quốc Xã, hoặc Nazi), bắt đầu hoạt động chính trị, sau khi hắn buộc tội người Do Thái và người cộng sản đã làm cho nước Đức bại trận trong Đại chiến I và lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế. Từ đó hắn có thái độ cứng rắn với nghệ thuật.

Trong lễ khai mạc Triển lãm Nghệ thuật Đức (7.1937), Hitle nói các họa sĩ Đức hiện đại là một lũ ngu ngốc, tồi tệ, chuyên bôi xấu, ... được người Do Thái nuôi dưỡng. Hắn yêu cầu nghệ thuật phải “sạch sẽ, hiện thực”; phải điều tra xem do đâu phái ấn tượng “có thị giác sai lầm”; nếu là do khiếm khuyết di truyền thì phải “đình chỉ ảnh hưởng di truyền thị giác đáng sợ ấy”, “Cơ quan an ninh phải quan tâm đến họ”.
Năm 1944, Hitle nói : “Nghệ thuật Đức trước năm 1920 có thành tựu rất cao, nhưng sau đó sa sút nhanh chóng. Sau 1922, họ chỉ đưa ra các tác phẩm xoàng. ” Hitle lấy năm 1922 làm mốc, có lẽ vì đó là năm hắn quẳng bút vẽ để nhảy lên sân khấu chính trị.
Một giáo sư hội họa nhận xét : Hitle không phải là một họa sĩ lớn, nhưng cũng không thuộc loại xoàng; hắn ưa nghệ thuật truyền thống, cho rằng hội họa và điêu khắc đã đạt đỉnh cao từ thời cổ Hy Lạp, La Mã, về sau chỉ có phong cách barroque và thời chủ nghĩa lãng mạn là thành công; Hitle không tin bất cứ tôn giáo nào.

Sau khi gia nhập quân đội Đức, những lúc rảnh rỗi, Hitler vẫn theo thói quen vẽ các công trình kiến trúc và phong cảnh ở những nơi anh ta đi qua. Tuy nhiên, chúng thường bị hư hỏng do đạn pháo. Sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, Hitler bắt đầu lấn sâu vào chính trường và ít dành thời gian cho hội họa. Dù vậy, Hitler vẫn tiếp tục dùng tài vẽ vời của mình để thiết kế các biểu trưng cho đảng Quốc xã, điển hình là biểu tượng chữ thập ngoặc khét tiếng cùng với các khẩu hiệu, tờ rơi, bìa sách, cờ…

Khi trở thành lãnh đạo đảng Quốc xã, Hitler vẫn đam mê hội họa, đặc biệt là thích vẽ các kiến trúc. Ông ta thường phác thảo và thiết kế đồ đạc, nhà cửa, các quận trong thành phố, thậm chí cả thành phố. Nhờ quyền lực của mình, Hitler có thể biến các ý tưởng thành hiện thực. Các phác thảo tòa nhà của Hitler được các kiến trúc sư mà Hitler “sủng ái” xây dựng như Paul Ludwig Troost và Albert Speer. Những tòa nhà này đều có một bảng kim loại đề dòng chữ “Công trình của nhà lãnh đạo”.
Trong suốt cuộc đời của mình, Hitler đã vẽ 2.000-3.000 bức tranh màu nước và sơn dầu. Ngày nay, những bức tranh của Hitler có giá từ 5.000-10.000 euro, một bức họa màu nước bản nhỏ có giá 50.000 euro và con số này cao hơn nhiều với các bản vẽ sơn dầu cỡ lớn.
Viện Lưu trữ Hồ sơ Quốc gia Nga hiện còn giữ được 42 bức tranh của Hitle. Có lẽ là tranh vẽ sau Đại chiến I; khổ nhỏ, hầu hết là mầu nước, vẽ phong cảnh, rất ít nhà cửa kiến trúc và toàn bộ chỉ xuất hiện có 3 người. Đặc điểm nổi bật nhất là các sáng tác thể hiện tác giả đặc biệt tự tin. Một số chi tiết vẽ rất kỹ, chẳng hạn đoạn hàng rào gãy trong bức vẽ bãi cỏ; bông hoa trong bức họa rừng thông, cho thấy tác giả rất kiên nhẫn và yêu vẻ đẹp. Phần lớn tranh của Hitle rất ưa nhìn và không thể nói là “thiếu chiều sâu”.

Một số tranh có thành phần của chủ nghĩa ấn tượng. Hitle từng nói, hắn vẽ là để kiếm tiền, chứ không muốn trở thành họa sĩ. Nhưng 42 bức tranh này Hitle không bán mà giữ lại bên người, mang theo hắn xuống hầm ngầm Tòa Thị chính Berlin cho tới ngày hắn tự tử (30.4.1945). Có lẽ vì đây là các bức vẽ phong cảnh vùng Bavaria, nơi từ thập niên 20 trở thành cái nôi của chủ nghĩa phát xít Đức. Một trong những bức tranh là cảnh vẽ một khách sạn có treo lá cờ nền đỏ chữ thập ngoặc đen, sau này từ năm 1919 được đảng Quốc Xã dùng làm biểu tượng của đảng; qua đó ta thấy Hitle chính là tác giả của biểu tượng độc đáo này.

Văn Khoa
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.