Giáng sinh diễn ra mỗi ngày ở ngôi làng Trung Quốc

(Ngày Nay) - Theo BBC, tại một ngôi làng thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, Noel diễn ra suốt 365 ngày trong năm.
Những cây thông cùng đồ trang trí lấp lánh đầy màu sắc đã sẵn sàng đến tay người tiêu dùng trên toàn thế giới. Ảnh: Getty.
Những cây thông cùng đồ trang trí lấp lánh đầy màu sắc đã sẵn sàng đến tay người tiêu dùng trên toàn thế giới. Ảnh: Getty.

Cách thành phố Thượng Hải 300 km về phía Nam, Nghĩa Ô trông giống như mọi ngôi làng khác của Trung Quốc ngoại trừ một điều: đây là thị trường bán buôn lớn nhất thế giới. Ở đây không khí Giáng sinh đến mỗi ngày, ngay cả khi hầu hết người dân nơi đây không tin vào Thiên chúa.

Bên trong những ngôi nhà, đồ trang trí dành cho dịp lễ đã sẵn sàng đến tay người tiêu dùng trên toàn thế giới. Hàng trăm gian hàng với hàng nghìn thứ lấp lánh khác nhau: bong bóng, ông già Noel chạy pin, tuần lộc kích thước thật, vòng nguyệt quế cùng đèn LED đầy màu sắc.

Không chỉ đồ chơi và đồ trang trí, các gian hàng còn bán trang phục lễ hội, dụng cụ, phụ tùng xe hơi, xe đạp và nồi, niêu, xoong, chảo. Hầu hết những thứ này khá cầu kỳ. Những người bán hàng cho biết khoảng 1,7 triệu mặt hàng khác nhau được bày bán.

Mỗi một gian hàng trong số hơn 60.000 gian hàng gần như đại diện cho một doanh nghiệp riêng. Mỗi cửa hàng tại đó lại chuyên về một sản phẩm đặc biệt. Ước tính mỗi ngày, khoảng 40.000 khách đến mua hàng, trong số đó 5.000 người là những chủ buôn hàng đến từ nước ngoài, dĩ nhiên không thiếu Việt Nam.

Ngôi làng này là đại diện tiêu biểu cho cuộc cách mạng công nghiệp lớn ở Trung Quốc. Cơn sốt bất thường biến quốc gia này thành công xưởng của thế giới trong hơn 30 năm qua.

Hơn một nửa số đồ trang trí Giáng sinh trên thế giới được sản xuất tại Trung Quốc. Phần lớn trong số đó xuất phát từ thị trường bán buôn Nghĩa Ô.

Câu chuyện của ngôi làng này bắt đầu từ suy nghĩ: Làm nông thì luôn nghèo đói. Vì vậy, hàng trăm năm qua, người địa phương đã kiếm sống bằng những khay đồ gia dụng nhỏ, bán vòng quanh các thị trấn cùng làng mạc.

Năm 1982, các thương nhân bắt đầu mở quầy hàng bán ngoài trời. Người mua đổ về nơi đây. Công việc dần phát triển, biến ngôi làng trở thành thị trường bán buôn.

Sau hơn 30 năm phát triển cực thịnh, những số liệu chính thức gần đây cho thấy tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc đang chững lại. Các thương nhân buôn bán ở chợ đầu mối chia sẻ thời gian này khó khăn hơn trước. 

Bên cạnh đó, giá cả bắt đầu tăng sau nhiều năm không đổi. Khoản lợi này giúp những công nhân có mức lương tốt hơn, song lại khiến các khách hàng chuyển ánh mắt về các quốc gia đang phát triển khác để tìm mua những thứ mà họ cần - có thể là Ấn Độ hoặc Indonesia.

Tuy nhiên, hoạt động buôn bán tại Nghĩa Ô vẫn khá ổn định. Các đại lý địa phương có thể giám sát các đơn đặt hàng ở nước ngoài, từ khâu sản xuất đến khi giao hàng. Chuỗi cung ứng, từ sản xuất, đóng gói đến cung cấp và nhập cảng, hỗ trợ nhiều cho hoạt động đó.

Vì vậy, trong các gian hàng tại làng Nghĩa Ô, những cây thông hoành tráng và những thứ đồ trang trí nhiều màu sắc đang chờ được đưa đến tay người tiêu dùng. Những nhân viên bán hàng ngồi ở đó và chờ lệnh. 

Thị trường này đã vận hành hơn 30 năm và có xu hướng ngày càng tăng về mức độ hoạt động. Thế giới cần bao nhiêu nhựa để làm ông già Noel? Câu trả lời đều có ở Nghĩa Ô. 

Theo Zing
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.
UNESCO kêu gọi thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN
Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Salamanca hồi giữa tháng 3/2024, cộng đồng quốc tế đã cam kết tiếp tục nỗ lực hướng tới môi trường giáo dục hòa nhập và công bằng cho tất cả mọi người.