Hàng triệu lao động Trung Quốc làm việc tại nhà vì Covid-19

(Ngày Nay) - Michael Xiong đang gọi điện thoại với khách hàng thì có một "vị khách quan trọng" tới gõ cửa phòng, đó là cậu con trai 3 tuổi của anh.
Ảnh minh họa (Global News)
Ảnh minh họa (Global News)

Yêu cầu của Chính phủ

Xiong là một nhân viên bán hàng cho IQAir ở Chibi - thành phố gần trung tâm bùng phát virus. Anh là một trong hàng triệu người lao động ở Trung Quốc đang tuân theo yêu cầu của Chính phủ để làm việc tại nhà như một phần của các biện pháp bắt buộc phòng chống dịch bệnh.

Sau bữa sáng, Xiong để cậu con trai 3 tuổi và đứa em trai 10 tháng tuổi cho ông bà, đi vào phòng ngủ để nói chuyện với khách hàng và cố gắng tìm những khách hàng mới thông qua email và điện thoại. "Con trai tôi đến gõ cửa phòng khi tôi đang họp và đòi tôi ôm nó. Tôi tắt tiếng điện thoại, mở cửa và nói với cậu bé rằng tôi sẽ ra với con sau", Xiong nói.

Chính phủ đã ra quyết định kéo dài kỳ nghỉ Tết nguyên đán để giữ cho các nhà máy và văn phòng đóng cửa. Rạp chiếu phim, đền thờ và các địa điểm du lịch khác đã ngừng hoạt động để ngăn chặn việc tụ tập đông người.

Các khu công nghiệp rộng lớn của Trung Quốc không thể họat động mà không có công nhân trong các nhà máy. Nhưng khi một số doanh nghiệp mở cửa trở lại, Bắc Kinh đã nói rằng bất cứ ai có thể làm việc tại nhà thì hãy cứ ở nhà.

Điều đó khiến cho hàng nghìn nhân viên, các nhà kinh doanh... có trụ sở tại Bắc Kinh phải giữ liên lạc với khách hàng, các đối tác kinh doanh và điều hành công việc qua điện thoại và email.

Maggie Zhang, người sáng lập SheTalks - một công ty ở Bắc Kinh chuyên tổ chức các sự kiện dành cho phụ nữ, đang làm việc tại căn hộ của cha mẹ cô ở thành phố phía tây bắc Zhangye thuộc tỉnh Cam Túc.

Zhang tạm thời ngừng tổ chức các buổi nói chuyện và các sự kiện công cộng khác và đang thu thập tài liệu cho tài khoản truyền thông xã hội của công ty cô để thu hút người dùng. "Buổi sáng, tôi sẽ thực hiện một số cuộc phỏng vấn qua điện thoại hoặc nói chuyện trực tuyến với với những người phụ nữ đang làm việc ở tiền tuyến để chống lại dịch bệnh, hay đôi khi là nữ doanh nhân đang làm việc tại Trung Quốc. Khi tôi làm việc, bố mẹ luôn cố gắng giữ im lặng và không làm phiền", Zhang nói.

Các nhà kinh tế cho rằng tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới khó có thể được kiểm soát. Việc kiểm dịch ở tỉnh miền trung Hồ Bắc, bao quanh Vũ Hán và một số khu vực lân cận vẫn còn được thực hiện. Nhiều công ty lớn đã cho nhân viên ở nhà.

"Việc trở lại bình thường là việc khó có thể được", Roger Diwwan của IHS Markit viết trong một bài báo cáo.

Nhiều nhân viên đã được trang bị để làm việc tại nhà bởi hầu hết người dân Trung Quốc đều sử dụng điện thoại thông minh, internet và các dịch vụ nhắn tin, cuộc gọi video...

"Trung Quốc có lẽ là một trong những quốc gia có thể thực hiện điều đó tốt nhất. Điều này khó có thể thực hiện ở châu Âu. Mọi người ở đây cởi mở hơn rát nhiều khi sử dụng các công cụ kỹ thuật số", Michael Mayer người phụ trách tiếp thị của thương hiệu Volkswagen ở Trung Quốc nói.

Sau khi ăn sáng với các con, Mayer di chuyển vào một căn phòng trong căn hộ của gia đình ở Bắc Kinh để nói chuyện với đồng nghiệp qua điện thoại trong khi các con của anh học trong phòng ngủ. Họ gặp lại nhau vào buổi trưa để dùng bữa.

"Bây giờ tất cả mọi đều ở nhà. Không tệ lắm. Thực sự kha thú vị và dễ chịu", Mayer chia sẻ.

Mayer đã có kế hoạch mở lại các văn phòng tại Bắc Kinh nhưng anh còn đang chờ thông tin cập nhật từ các cơ quan y tế.

Xiong của IQAir bày tỏ sự thất vọng khi không thể nâng cao doanh số bán hàng của mình với việc gặp mặt các khách hàng tiềm năng nhưng anh cho biết việc kiểm dịch giúp anh có thêm thời gian với con trai.

Xiong và vợ là một trong số hàng triệu phụ huynh, những người cũng đang chăm sóc những đứa trẻ bị giữ tại nhà vì các trường học đã đóng cửa vô thời hạn. Xiong cho biết anh cũng giúp con trai mình làm những bài tập được gửi qua WeChat bởi trường mẫu giáo.

"Thông thường, khi tôi đi làm về, các con tôi đang đi tắm hoặc chuẩn bị đi ngủ. Bây giờ chúng tôi có nhiều thời gian cho nhau hơn", Xiong nói.

Nhiều người hầu như không bước ra khỏi cửa

Các thành phố bao gồm Hàng Châu - một đô thị công nghiệp gồm 10 triệu dân phía tây nam Thượng Hải, nơi có "gã khổng lồ" thương mại điện tử Alibaba, chỉ cho phép một người trong gia đình ra ngoài để mua thức ăn mỗi ngày.

Các khu chung cơ ở Bắc Kinh và các thành phố khác đã được lệnh kiểm tra thân nhiệt của người dân.

Zhang cho biết cô chỉ rời khỏi khu nhà của cha mệ mình đúng một lần để đi mua sắm và cô suýt bị chặn bởi các nhân viên an ninh khi trở về. "Trên đường phố gần như không một bong người hay xe cộ đi lại", cô nói.

Ray Cheng, một doanh nhân gốc Macau ở Quảng Châu cho biết anh bắt đầu ngày mới bằng việc lên kế hoạch hoạt động trong ngày cho cô con gái 7 tuổi vầ cậu con trai 5 tuổi của mình sau đó mới bắt tay vào gọi điện cho nhân viên và khách hàng.

"Tôi phải lên kế hoạch hoạt động cho các con của mình để chúng không làm phiền khi tôi làm việc. Giống như bây giờ, khi tôi đang nói chuyện với bạn thì các con tôi đang xem phim hoạt hình", Cheng nói với phóng viên.

Giám đốc bán hàng của IQAir Trung Quốc Mike Bearden cho biết ông thường dành 50% thời gian ở trên đường nhưng trong thời điểm dịch bệnh bùng phát, ông đã ở nhà và giao dịch với khách hàng trong nhiều tuần lễ. Mike nói rằng doanh số bán hàng của họ có thể gia tăng trong mùa dịch bênh bởi các gia đình và bệnh viện đang quan tâm rất nhiều về việc làm sạch không khí

"Đây có lẽ là thời gian lâu nhất tôi ở lại Bắc Kinh trong vòng 10 năm qua. Ban đầu có chút bất tiện, nhưng tôi cũng đã quen dần với việc này", Mike chia sẻ. 

Theo Global News
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.