IS được chào mời mua vũ khí hạt nhân để tấn công Mỹ

Moldova đang trở thành thiên đường đối với những tổ chức buôn lậu nguyên liệu hạt nhân. Chúng muốn bán nguyên liệu cho phần tử khủng bố Hồi giáo bao gồm IS để tấn công Mỹ.
IS được chào mời mua vũ khí hạt nhân để tấn công Mỹ

Trên những vùng biển xa xôi thuộc Đông Âu, trong 5 năm qua, giới chức địa phương cùng Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã chặn 4 nỗ lực vận chuyển nguyên liệu hạt nhân tới những tổ chức khủng bố ở Trung Đông, AP cho biết trong phóng sự điều tra.

Vụ gần nhất diễn ra hồi tháng 2, khi một kẻ buôn lậu rao bán một lượng lớn cesium (xêsi) và muốn tìm người mua từ tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS). Lượng cesium của kẻ này đủ lớn để đầu độc người dân trong nhiều tòa nhà.

IS được chào mời mua vũ khí hạt nhân để tấn công Mỹ - anh 1
Cesium

“Trong thời kỳ mà IS lộng hành, việc những kẻ buôn nguyên liệu bom nguyên tử kết nối với người mua là viễn cảnh đáng sợ”, Matthew Bunn, giáo sư của Đại học Harvard, bình luận. Bunn từng thực hiện một nghiên cứu bí mật về kho vũ khí hạt nhân của Nga theo yêu cầu của chính quyền Tổng thống Bill Clinton.

Nhiều tổ chức tội phạm đang kiểm soát thị trường nguyên liệu hạt nhân ở Moldova, một nước nhỏ và nghèo, các nhà điều tra nhận định. Những vụ bắt người của nhà chức trách châu Âu vẫn chưa khiến người ta hài lòng, bởi những kẻ chủ mưu không sa lưới, còn những kẻ mà cảnh sát bắt chỉ nhận mức án nhẹ. Đôi khi chúng chỉ ở trong tù một thời gian rất ngắn rồi quay lại với công việc cũ.

IS được chào mời mua vũ khí hạt nhân để tấn công Mỹ - anh 2

Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và nhiều tổ chức khủng bố khác được chào mời mua nguyên liệu hạt nhân. Ảnh: AP

Những cuộc nói chuyện mà cảnh sát ghi âm cho thấy bọn buôn lậu coi Mỹ là mục tiêu để tấn công, giới chức Moldova cho hay. Một tên trung gian từng nói với đặc vụ của cảnh sát (đóng giả người mua) rằng đưa uranium tới các nước Arab là việc cần thiết.

Cộng hoà Moldova là một quốc gia nằm kín trong lục địa ở Đông Âu

“Hắn nói với đặc vụ qua điện thoại: Tôi thực sự muốn bán nguyên liệu hạt nhân cho một người Hồi giáo vì những người Hồi giáo sẽ ném bom lên đầu người Mỹ”, Malic kể.

Lực lượng hành pháp và tư pháp Moldova cho phóng viên AP xem hồ sơ điều tra để giúp dư luận hiểu rõ mức độ nguy hiểm của thị trường chợ đen nguyên liệu hạt nhân. Họ nói việc Nga và phương Tây ngừng hợp tác khiến việc phát hiện hoạt động lấy cắp nguyên liệu hạt nhân của Nga trở nên khó hơn rất nhiều. Giới chức Moldova cũng không thể biết lượng nguyên liệu hạt nhân mà bọn tội phạm tuồn vào chợ đen.

“Chúng ta có thể nói những vụ tương tự sẽ tiếp tục xảy ra. Chừng nào bọn buôn lậu còn nghĩ chúng có thể kiếm những khoản tiền kếch sù mà không bị bắt, chúng sẽ còn tiếp tục làm vậy”, Constantin Malic, một cảnh sát Moldova tham gia 4 cuộc điều tra, phát biểu.

Bằng cách nghiên cứu những đoạn băng ghi âm điện thoại, video về những vụ bắt người, ảnh về nguyên liệu hạt nhân, tài liệu và các cuộc thẩm vấn, phóng viên của AP phát hiện một khiếm khuyết trong chiến thuật chống buôn lậu.

Từ vụ đầu tiên tại Moldova vào năm 2010 tới vụ mới nhất hồi tháng 2, một kịch bản liên tục tái diễn: Vì nôn nóng, lực lượng chức năng bắt nghi phạm trong giai đoạn đầu của giao dịch, tạo điều kiện để kẻ cầm đầu tẩu thoát cùng nguyên liệu. Thực trạng đó cho thấy chính quyền chưa thể kiểm soát thị trường chợ đen nguyên liệu hạt nhân.

Mọi vụ giao dịch nguyên liệu hạt nhân đều liên quan tới 3 yếu tố: những cuộc gặp bí mật trong hộp đêm sang trọng, bản thiết kế dành cho hoạt động chế tạo bom bẩn, cảnh sát chìm nốc vài ly vodka trước khi tham gia cuộc họp với bọn buôn lậu.

Đặc vụ và cảnh sát đóng giả những kẻ môi giới với xe Mercedes Benz do FBI cung cấp để xâm nhập mạng lưới tội phạm. Cảnh sát vừa trà trộn vào hàng ngũ của bọn buôn lậu, vừa dùng những công cụ hiện đại như máy phát hiện chất phóng xạ hay trang phục được gắn thiết bị ghi âm.

Giới chức Moldova ý thức rõ hậu quả tai hại nếu họ để sổng một vụ buôn lậu nguyên liệu hạt nhân. Trong vai một người mua, Malic cảm thấy sợ trước những cuộc họp với phần tử xã hội đen. Vì thế anh phải uống vài ly vodka để lấy tinh thần.

Một số vụ khác có những tình tiết khá khôi hài. Chẳng hạn, trong một thương vụ bán cesium, một đặc tình tổ chức cuộc họp kín với người mua trong câu lạc bộ khiêu vũ, nơi vô số thanh niên gặm sushi.

Vụ án nghiêm trọng nhất bắt đầu từ mùa xuân năm 2011, với việc cảnh sát theo dõi tổ chức do Alexandr Agheenco, một người Nga, điều hành. Nhiều quan chức Moldova xác nhận một nhân vật trung gian làm việc cho Agheenco đã dàn xếp vụ bán uranium 235 (U-235) được làm giàu để chế bom nguyên tử và bản thiết kế để chế tạo bom bẩn. Người mua là một gã đàn ông tới từ Sudan. Tài liệu của tòa án và cảnh sát cho thấy, người ta phát hiện bản thiết kế trong nhà của gã môi giới.

Song, cũng như những vụ khác, trong vụ liên quan tới Agheeco, các nhà điều tra chỉ bắt được những phần tử trung gian sau khi chúng trao đổi tiền mặt và chất phóng xạ. Kẻ chủ mưu, Agheenco, đã tẩu thoát. Cảnh sát không thể xác định hắn còn nguyên liệu hạt nhân hay không. Đối tác của hắn, kẻ muốn hủy diệt nước Mỹ, cũng đã thoát khỏi trại giam.

Xem thêm:

- IS bí mật vận chuyển vũ khí nhằm đáp trả Nga

- Những 'vũ khí' bí mật IS có thể dùng để chống lại Nga

- Sức mạnh của loại vũ khí hủy diệt khủng khiếp nhất nhân loại

- Nỗi ám ảnh kinh hoàng tại vùng đất thử bom hạt nhân nhiều nhất thế giới

Nguồn Zing News

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.