Liên tiếp thử tên lửa, Triều Tiên 'nóng mặt' với cuộc tập trận Mỹ-Hàn

Vụ phóng hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra vùng biển phía Đông ngày 30/7 đánh dấu lần thử vũ khí thứ 2 của Triều Tiên chỉ trong vòng chưa đầy một tuần.
Hình ảnh phát sóng trên truyền hình Triều Tiên ngày 26/7 cho thấy một tên lửa tầm ngắn được bắn từ một bệ phóng trên bán đảo Hodo gần thị trấn ven biển phía đông Wonsan. Ảnh: Yonhap
Hình ảnh phát sóng trên truyền hình Triều Tiên ngày 26/7 cho thấy một tên lửa tầm ngắn được bắn từ một bệ phóng trên bán đảo Hodo gần thị trấn ven biển phía đông Wonsan. Ảnh: Yonhap

Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap dẫn nhận xét của giới chuyên gia cho rằng các vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên dường như muốn bộc lộ sự không hài lòng trước cuộc tập trận quân sự chung giữa Hàn Quốc và Mỹ dự kiến tổ chức trong tháng tới.

Không chỉ vậy, động thái này còn nhằm củng cố sức mạnh đàm phán của Triều Tiên trước khi chính thức nối lại tiến trình đối thoại với Mỹ. Giới chuyên gia cảnh báo Bình Nhưỡng có thể tiếp tục phóng tên lửa cho đến khi cuộc tập trận "19-2 Dong Maeng" sắp tới giữa Seoul và Washington kết thúc.

“Việc Triều Tiên chỉ phóng tên lửa tầm ngắn và tầm thấp cho chúng ta thấy rõ đây là phép thử nhằm trực tiếp về phía Hàn Quốc. Rõ ràng Triều Tiên không hề thấy vui khi chúng ta tiếp tục tập trận và quyết định mang về máy bay chiến đấu tàng hình F-35”,  Nam Chang-hee – Giáo sư tại Đại học Inha, Hàn Quốc – lý giải.

Trước đó, Triều Tiên nhiều lần lên án các cuộc tập trận chung giữa Hàn Quốc và Mỹ là diễn tập cho kịch bản xâm lược. Về phần mình, Seoul và Washington đồng loạt bác bỏ các lời cáo buộc của Bình Nhưỡng, cho rằng hành động của họ chỉ đơn thuần xuất phát từ động cơ phòng vệ.

Sau vụ phóng tên lửa tuần trước, truyền thông nhà nước Triều Tiên tuyên bố hành động của quốc gia Đông Bắc Á này được triển khai để gửi lời cảnh báo “sắc lạnh” tới Hàn Quốc trước kế hoạch tập trận chung với Mỹ và mua chiến đấu cơ công nghệ cao từ đồng minh phương Tây.

“Vụ phóng tên lửa nhằm gây sức ép đối với Seoul vì Seoul không hề thay đổi quan điểm về tập trận chung, và đang làm căng thẳng gia tăng bằng cách phô diễn sức mạnh quân sự”, Yang Moo-jin – Giáo sư tại Đại học Nghiên cứu các vấn đề Triều Tiên – nhận xét.

Tuần trước, hai tên lửa lần được phóng ở độ cao tầm thấp 50-30 km. Điều này có nghĩa là Bình Nhưỡng đang cải thiện công nghệ tên lửa của nước này tới mức chúng không thể dễ dàng bị đánh chặn.

Giới chức quân sự Hàn Quốc cho rằng hai quả tên lửa Triều Tiên phóng hôm 30/7 tương tự với loại tên lửa phóng tuần trước – được xác định là KN-23, một phiên bản tên lửa đạn đạo “Iskander” Nga của Triều Tiên.

Ngay sau loạt vụ phóng, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Jeong Kyeong-doo tuyên bố nên coi Triều Tiên là “kẻ thù” nếu nước này có các động thái khiêu khích đe dọa Hàn Quốc. Đây được cho là tuyên bố cứng rắn nhất của Bộ trưởng Jeong đối với Triều Tiên kể từ khi ông lên nắm quyền hồi năm ngoái.

Các chuyên gia cho rằng việc phóng tên lửa là một trong số ít lựa chọn mà Triều Tiên phải thực hiện để thúc đẩy chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhanh chóng đẩy nhanh các cuộc đàm phán hạt nhân đang bế tắc.

"Điều quan trọng đối với Triều Tiên là thu hút sự chú ý của Washington và khiến họ đưa ra những điều khoản tốt hơn sát với yêu cầu của Bình Nhưỡng. Thông điệp chính ở đây là các cuộc đàm phán có thể bị phá vỡ nếu Mỹ không hành động", Shin Beom-chul, một chuyên viên cấp cao tại Viện nghiên cứu chính sách Asan (Hàn Quốc), bày tỏ.

Các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Triều Tiên và Mỹ vẫn gặp bế tắc sau tại khi Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai ở Hà Nội vào tháng Hai vừa qua giữa nhà lãnh đạo Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un kết thúc mà không đạt được thỏa thuận.

Phản ứng trước các vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên, Tổng thống Trump cho biết ông vẫn tiếp tục tìm kiếm triển vọng đối thoại, gọi các lần thử tên lửa của Bình Nhưỡng là “chuyện nhỏ” và không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào đối với Mỹ. Nhà lãnh đạo phương Tây còn khẳng định ông “có mối quan hệ tốt” với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un.

Trong một diễn biến mới nhất, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 31/7 đã bày tỏ hy vọng rằng các cuộc đối thoại hạt nhân giữa nước này và Triều Tiên sẽ sớm được nối lại. Phát biểu với báo giới ngày 31/7 trên đường tới Bangkok (Thái Lan) dự Diễn đàn Khu vực Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ARF), Ngoại trưởng Mỹ cho biết một số công việc sơ bộ cho vòng đàm phán mới sẽ được thực hiện. Tuy nhiên, thời điểm diễn ra đàm phán chưa ấn định cụ thể. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nhà đàm phán hàng đầu Stephen Biegun cũng sẽ có mặt tại Bangkok để sẵn sàng thảo luận các vấn đề liên quan Triều Tiên.

Theo NK News, việc cử một đặc phái viên đảm nhiệm đàm phán hạt nhân với Triều Tiên tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) đồng nghĩa với việc khả năng đại diện Mỹ sẽ có buổi tiếp xúc với đại diện của Triều Tiên tại Bangkok liên quan đến vấn đề đàm phán thực tế phi hạt nhân hóa.

Mọi năm, Triều Tiên đều cử Ngoại trưởng tham dự diễn đàn này. Tuy nhiên, trong diễn đàn năm nay, khả năng cao thay thế Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho được cho sẽ là Thứ trưởng Ngoại giao thứ nhất Choe Son Hui.

Theo Báo Tin tức
Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành phải chủ động xây dựng các kịch bản quản lý, điều hành giá các dịch vụ, hàng hóa thiết yếu, phù hợp với kịch bản điều hành chung, không để bị động.
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 24/4, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã gửi văn bản, đề nghị Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường đảm bảo an toàn trong hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch Hè 2024.
Cận cảnh chao đèn họa tiết hoa mẫu đơn cánh kép.
Họa tiết hoa mẫu đơn: Ngoại lệ của Louis Comfort Tiffany
(Ngày Nay) - Những chùm hoa mẫu đơn lớn nhiều màu sắc với hương thơm ngào ngạt luôn chiếm vị trí đắc địa trong khu vườn. Dù là hoa cánh đơn hay cánh kép, Louis Comfort Tiffany cũng không thể cưỡng lại vẻ đẹp kiều diễm ấy.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.