Lý giải nguyên nhân ngôi đền Taj Mahal 'nhuốm' màu nâu

Là một địa điểm nổi tiếng thu hút hàng triệu du khách hàng năm, nhưng ô nhiễm không khí đang biến những khối đá cẩm thạch trắng muốt của ngôi đền Taj Mahal thành màu nâu. Khi bám vào bề mặt cẩm thạch của ngôi đền, các hạt bụi và muội hấp thu ánh sáng tia cực tím, khiến màu trắng đặc trưng của ngôi đền biến thành màu nâu bẩn nhem nhuốc.
Lý giải nguyên nhân ngôi đền Taj Mahal 'nhuốm' màu nâu

Các nhà khoa học phát hiện rằng các hạt bụi nhỏ và muội từ việc đốt phân, gỗ và rác tại khu vực xung quanh đang bám vào bề mặt của ngôi đền nổi tiếng Taj Mahal ở Agra, Ấn Độ.

Lý giải nguyên nhân ngôi đền Taj Mahal 'nhuốm' màu nâu - anh 1

Khói bụi ô nhiễm khiến Taj Mahal dần nhem nhuốc

Khi bám vào bề mặt cẩm thạch của ngôi đền, các hạt bụi và muội hấp thu ánh sáng tia cực tím, khiến màu trắng đặc trưng của ngôi đền biến thành màu nâu bẩn nhem nhuốc. Lớp bụi này rất khó tẩy rửa vì chúng không hòa tan trong nước.

Giải pháp hiện tại của các nhà phục chế là bao phủ bề mặt các phiến đá cẩm thạch của ngôi đền bằng một lớp đất sét trước khi bóc lớp đất sét này để phục hội lại màu trắng cho ngôi đền. Tuy nhiên, các nhà khoa học thuộc Viện công nghệ Georgia ở Atlanta (Mỹ) cho biết nghiên cứu mới của họ có thể giúp bảo vệ màu gốc của ngôi đền hiệu quả hơn.

Lý giải nguyên nhân ngôi đền Taj Mahal 'nhuốm' màu nâu - anh 2

Các nhà khoa học đang cố gắng phục chế vẻ đẹp của đền

“Có một số lo ngại về ảnh hưởng lâu dài của phương pháp làm sạch bề mặt ngôi đền Taj Mahal như hiện này. Cách duy nhất để ngăn chặn ngôi đền đổi màu là tìm ra những nguồn gây ra bụi bẩn và cách giảm khí thải một cách căn bản”, Giáo sư Mike Bergin, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết.

Giáo sư Bergin bắt đầu quan tâm tới vấn đề đổi màu của ngôi đền Taj Mahal sau khi ông xem các công nhân phủ một lớp ‘mặt nạ’ đất sét lên phần mái vòm của ngôi đền. Ban đầu, mưa axít và khí lưu huỳnh trong không khí và quá trình ôxy hóa được cho là những yếu tố chính làm ngôi đền 460 năm tuổi bị đổi màu.

Năm 1983, ngôi đền Taj Mahal được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và chính phủ Ấn Độ đã thiết lập một khu vực hạn chế lượng khí thải công nghiệp rộng 10.000 km2 quanh ngôi đền. Tuy nhiên, ngôi đền vẫn tiếp tục bị đổi màu và lúc đó các nguyên nhân khác được đưa ra.

Lý giải nguyên nhân ngôi đền Taj Mahal 'nhuốm' màu nâu - anh 3

Màu trắng gốc của ngôi đền Taj Mahal

Lý giải nguyên nhân ngôi đền Taj Mahal 'nhuốm' màu nâu - anh 4

Vẻ đẹp của Taj Mahal - Ngôi đền tình yêu

Để phát hiện thủ phạm khiến ngôi đền Taj Mahal đổi màu, Giáo sư Bergin và các cộng sự đã đặt các khối đá cẩm thạch quanh ngôi đền này trong vòng 1 năm. Sau đó, họ phân tích các hạt bám trên bề mặt của khối đá và so sánh chúng tới mẫu không khí lấy tại khu vực xung quanh ngôi đền.

Họ phát hiện hàm lượng cao carbon hữu cơ hấp thụ ánh sáng hay còn gọi là carbon nâu, bụi và carbon đen. Những chất này không tan trong nước, đồng nghĩa chúng không thể bị rửa sạch một cách dễ dàng. Bằng cách đo lượng ánh sáng và lớp bụi phản chiếu, các nhà khoa học đã tìm ra thủ phạm làm ngôi đền thay đổi màu.

“Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng carbon và bụi từ việc đốt nguyên liệu hóa thạch và phân là nguyên nhân làm mất màu bề mặt của ngôi đền Taj Mahal”, Giáo sư Bergin kết luận. Ông cho rằng biện pháp cắt giảm vật liệu hữu cơ và mật độ giao thông quanh ngôi đền Taj Mahal có thể giúp bảo vệ màu gốc của ngôi đền.

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).