Miễn phí xét nghiệm và điều trị Covid-19: Bài học cho các nước phương Tây

(Ngày Nay) - Trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng ra toàn cầu, việc đứng ra chi trả các chi phí xét nghiệm và điều trị cho các bệnh nhân nên được các quốc gia phương Tây xem xét nhằm cải thiện tình hình.
Miễn phí xét nghiệm và điều trị Covid-19: Bài học cho các nước phương Tây

Chi phí xét nghiệm tại một số quốc gia

Virus SARS-CoV-2, nguồn cơn gây ra đại dịch Covid-19, đã lan rộng đến hơn 100 quốc gia, trong đó Ý, Iran và Hàn Quốc đang phải vật lộn với dịch bệnh.

Cụ thể, Ý đã báo cáo hơn 10.000 trường hợp nhiễm bệnh, vượt qua Hàn Quốc để trở thành quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19 ngoài Trung Quốc.

Mỹ cũng đã bắt đầu ghi nhận nhiều trường hợp nhiễm bệnh hơn sau khi các cơ quan y tế xóa bỏ các rào cản khiến bệnh nhân không thể tiếp cận hệ thống y tế.

Nhưng tại Trung Quốc, nơi khởi nguồn của dịch bệnh, tình hình dường như đang trong tầm kiểm soát, khi chỉ có 24 trường hợp nhiễm mới và 22 ca tử vong vào thứ Ba tuần này.

Một xét nghiệm virus SARS-CoV-2 có giá khoảng 370 nhân dân tệ (hơn 1 triệu đồng). Còn tại thành phố Thâm Quyến (Quảng Đông), chi phí điều trị bệnh trung bình dao động từ 23.000 nhân dân tệ cho bệnh nhân cao tuổi đến khoảng 5.600 nhân dân tệ cho trẻ vị thành niên, tạp chí Quản lý Bệnh viện Trung Quốc đưa tin ngày 28/2.

Một số phương pháp điều trị vốn rất tốn kém đã được áp dụng và tất cả đều được chính phủ chi trả. Bắc Kinh đã dành 110,48 tỷ nhân dân tệ hỗ trợ điều trị, trợ cấp cho nhân viên y tế và mua sắm trang thiết bị.

Tại Mỹ, nơi đã có 31 trường hợp tử vong cho tới nay, công chúng đang lo ngại giá thành xét nghiệm có thể khiến nhiều người bệnh không dám tới bệnh viện.

Dù chính phủ Mỹ không tính phí xét nghiệm xác nhận Covid-19 tại các phòng thí nghiệm được chỉ định, nhưng một chuyến đi đến bệnh viện sẽ phải gánh thêm các chi phí khổng lồ khác,có thể lên tới hơn 3.200 USD.

Nhóm vận động hành lang bảo hiểm America’s Health Insurance Plans cho biết các bệnh nhân cần kiểm tra hợp đồng bảo hiểm của họ để biết mức chi trả liên quan đến Covid-19.

Tính đến thứ Hai tuần này, chỉ có 1.707 người đã được Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) làm xét nghiệm, theo một nghiên cứu mới của bệnh viện Cedars-Sinai, ước tính rằng từ 1.043 đến 9,484 người ở Mỹ có thể đã bị nhiễm bệnh vào ngày 1/3.

Miễn phí xét nghiệm và điều trị Covid-19: Bài học cho các nước phương Tây ảnh 1

Người dân Đức xếp hàng chờ xét nghiệm tại một cơ sở y tế ở quận Prenzlauer Berg, Berlin.

Hàn Quốc, với 7.755 bệnh nhân Covid-19 được xác nhận, đã tuyên bố vào tháng 1 rằng chính phủ và các công ty bảo hiểm sẽ chi trả các chi phí liên quan đến việc khám, cách ly và điều trị cho bệnh nhân.

Nhật Bản đã coi Covid-19 là một bệnh truyền nhiễm vào tháng 2, buộc chính phủ phải có trách nhiệm thanh toán các hóa đơn nội trú.

Tại Anh, khoảng 18.000 người đã được xét nghiệm miễn phí kể từ tháng trước và 373 người được xác nhận là bị nhiễm bệnh.

Sự khác biệt giữa hai thể chế

Giáo sư Dirk Pfeiffer - chuyên gia tại Đại học Thành phố Hong Kong, cho biết khả năng chi trả sẽ cản trở những nỗ lực kiểm soát dịch bệnh của nhiều quốc gia trên thế giới.

"Rõ ràng, bất cứ nơi nào bạn phải trả tiền cho việc chăm sóc sức khỏe, thì những người ở nhóm thu nhập thấp sẽ ngần ngại đến bệnh viện. Điều này sẽ khiến dịch bệnh lây lan khó kiểm soát".

Nhưng ông Pfeiffer cho rằng xét nghiệm trên diện rộng là điều không thực tế ở hầu hết các quốc gia và cách ly sẽ tiếp tục là biện pháp giảm thiểu rủi ro quan trọng nhất.

"Tôi cho rằng tài nguyên y tế nên tập trung vào việc xét nghiệm cho những trường hợp tiếp xúc gần với các bệnh nhân thay vì được áp dụng trên quy mô lớn. 

Giáo sư Pfeiffer nói rằng trong các xã hội phương Tây, việc cách ly khỏi xã hội khi mắc bệnh dịch chủ yếu dựa trên sự tuân thủ tự nguyện, trái ngược với Trung Quốc - nơi việc xét nghiệm là bắt buộc theo quy định kiểm soát bệnh truyền nhiễm.

Miễn phí xét nghiệm và điều trị Covid-19: Bài học cho các nước phương Tây ảnh 2

Bằng việc áp đặt các quy tắc phòng, chống dịch nghiêm ngặt, Trung Quốc gần như kiểm soát được tình hình dịch bệnh trong nước. Các bệnh viện dã chiến của nước này đang dần được đóng cửa. Ảnh: AP

"Hậu quả của sự khác biệt này đó là các quốc gia phương Tây sẽ mất nhiều thời gian hơn để kiểm soát dịch bệnh", ông Pfeiffer cho biết.

Ni Feng, giám đốc Viện nghiên cứu Hoa Kỳ thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, cho biết Trung Quốc và Mỹ có các điều kiện khác nhau và có thể hiểu rằng hai nước đã sử dụng các chiến lược chống dịch bệnh khác nhau, nhưng thành công của Trung Quốc trong việc kiểm soát dịch bệnh có thể là cơ hội tốt cho cả hai bên cùng hợp tác.

"Đây là vấn đề ít nhạy cảm nhất. Có nhiều lĩnh vực mà hai nước có thể hợp tác. Chúng ta đã chứng kiến một số hợp tác vững chắc trong quá khứ để đối phó với các dịch SARS, H5N1 và H7N9, nhưng lúc này thì chưa hề có", ông Ni chỉ ra.

Theo SCMP
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.
Đèn Maple Leaf của Tiffany Studios. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Họa tiết lá phong: Khi nghệ thuật hòa quyện cùng thiên nhiên trên đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Cuốn hút như những chiếc lá phong mùa thu, đèn Maple Leaf của Tiffany Studios là một kiệt tác nghệ thuật kết hợp tinh tế giữa vẻ đẹp tự nhiên và sự sáng tạo của con người. Từng đường nét, từng sắc thái màu sắc đều được trau chuốt tỉ mỉ, mang đến một bức tranh đầy ấn tượng.