Mỹ 'đốt tiền' đưa F-22 thử lửa ở Syria dù không cần thiết

Trong nhiều năm qua, tiêm kích tàng hình F-22 trị giá hơn 400 triệu USD mỗi chiếc vẫn đang truy tìm kẻ thù xứng tầm trong khi thực hiện sứ mệnh "bất đắc dĩ" là ném bom phiến quân IS ở Syria và Iraq.
Mỹ 'đốt tiền' đưa F-22 thử lửa ở Syria dù không cần thiết

Theo ABC News, chiến đấu cơ hiện đại F-22 lần đầu tiên được Mỹ triển khai kể từ tháng 9/2014 cho các hoạt động quân sự ở Iraq và Syria. Kể từ đó, những chiếc F-22 đã thả hơn 200 quả bom trong 150 lần không kích nhằm vào mục tiêu.

"Những chiếc F-22 đảm nhận nhiệm vụ phá hủy các trại huấn luyện của IS, cơ sở sản xuất và lưu trữ thiết bị nổ, các khu vực giao tranh, trung tâm chỉ huy cũng như mạng lưới phân phối dầu lậu của tổ chức khủng bố này", Đại úy Không quân Joseph Simms nói với ABC News.

Mỹ 'đốt tiền' đưa F-22 thử lửa ở Syria dù không cần thiết ảnh 1

Tiêm kích tàng hình F-22 Raptor phóng tên lửa AIM-9 Sidewinder.

"Có thể nói, F-22 được giao nhiêm vụ thực hiện các đợt không kích nhằm vào các mục tiêu quan trọng". Trên thực tế, những nhiệm vụ này không phải là thế mạnh của chiến đấu cơ F-22. Những chiếc F-22 được chế tạo chủ yếu nhằm phục vụ cho khả năng tác chiến không-đối-không.

"F-22 không thực sự cần thiết để triển khai ở Syria hay Iraq", phát ngôn viên Không quân Mỹ, Thiếu tá Tim Smith nói với ABC News. "Nhưng đây là một công cụ mạnh mẽ và được sử dụng cho các đợt không kích cần độ chính xác cao".

Tiêm kích F-22 Raptor được chế tạo và phát triển vào cuối những năm 1980, 1990 nhằm chống lại các mối đe dọa trên không từ Nga hay Trung Quốc, chứ không phải nhằm và những phiến quân khủng bố không hề có khả năng phòng không như al-Qaeda, Taliban và giờ đây là IS.

Chính phủ Mỹ ban đầu dự định mua 600 chiếc F-22 nhưng chỉ 200 chiếc là thực sự được chuyển giao do chi phí nghiên cứu và phát triển đội lên quá cao (từ 80 triệu USD lên đến 400 triệu USD/chiếc).

"F-22 rõ ràng là một viên đạn bạc trong một vài kịch bản chiến tranh tiềm năng, chuyên dùng để tiêu diệt những chiến đấu cơ hiện đại của đối phương. Tuy vậy, tiêm kích này lại không đóng vai trò rõ rệt trong các cuộc xung đột khác", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates phát biểu năm 2009.

Năm 2011, Thượng Nghị sĩ Mỹ John McCain còn cho rằng, chiếc F-22 sẽ không bao giờ có thể hoạt động đúng như mục đích ban đầu mà nó được chế tạo. "Đơn giản là bởi vì những mối đe dọa đó không hề tồn tại".

Giờ đây ở Syria và Iraq, Mỹ vẫn không thể tìm ra "phi đội máy bay hiện đại của đối phương". Những chiếc F-22 do vậy cũng chỉ có thể sử dụng cho các nhiệm vụ không-đối-đất tương tự như máy bay chiến đấu F-16 hay thế hệ mới nhất là F-35 Lightning.

Mặc dù không thực sự cần thiết, các quan chức Mỹ vẫn hết lời ca ngợi F-22 trong các sứ mệnh ở Trung Đông. Năm ngoái, một chỉ huy phi đội giấu tên nói rằng, nhờ có khả năng tàng hình mà chiếc F-22 có thể hoạt động tác chiến gần mục tiêu hơn mà không lo ngại bị phát hiện.

Tướng Không quân Mỹ Hawk Carlisle cho rằng, nhờ có F-22 mà hoạt động tác chiến của Mỹ hiệu quả hơn rõ rệt. F-22 có thể sử dụng cảm biến hiện đại để giúp các chiến đấu cơ khác xác định mục tiêu.

Ngay cả Thượng Nghị Sĩ John McCain mới đây cũng phải thừa nhận, "những chiếc F-22 đã khiến các máy bay Nga, tên lửa phòng không của đồng minh Assad phải dè chừng trong khi vẫn không kích các mục tiêu khủng bố IS".

Những người ủng hộ dự án F-22 hồi năm 2009 và gần đây nhất đều nói rằng, tiêm kích tàng hình này sẽ xứng đáng với chi phí chế tạo và nghiên cứu đắt đỏ nếu như Mỹ tham gia vào xung đột với Nga hay Trung Quốc, bởi các cường quốc này đều đang phát triển các thế hệ tiêm kích tàng hình của riêng mình để đối trọng lại với F-22 Raptor.

Trong khi đó, Không quân Mỹ cũng đã đưa những chiếc F-22 đến thực hiện sứ mệnh "răn đe" trên khắp thế giới. Tuần trước, 4 chiếc F-22 bay theo đội hình cùng với máy bay chiến đấu Hàn Quốc trên bán đảo Triều Tiên như một bước đi khẳng định "quan hệ đồng minh vững chắc" giữa Washington và Seoul.

Chuyến bay tuần tra diễn ra chỉ vài ngày sau khi Triều Tiên bị cộng đồng quốc tế lên án vì phóng thử tên lửa tầm xa.

Đăng Nguyễn

Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.