Mỹ sẽ cần phải cứng rắn hơn nếu muốn áp chế TQ ở Biển Đông?

Để nắm thế chủ động trên Biển Đông, Mỹ sẽ cần phải từ bỏ những nguyên tắc cốt lõi của mình và tiến tới những quyết sách mạnh bạo hơn.
Mỹ sẽ cần phải cứng rắn hơn nếu muốn áp chế TQ ở Biển Đông?

Nhận thấy tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông trong chính sách "tái cân bằng" của mình, trong năm 2015 vừa qua, Mỹ đã tiến hành một số hành động cụ thể để thách thức những yêu sách hàng hải của Trung Quốc trong khu vực.

Về mặt lý thuyết, Bộ Quốc phòng Mỹ đã phát hành Chiến lược An ninh Hàng Hải châu Á-Thái Bình Dương, trong đó mô tả Trung Quốc như là nguồn cơn chính của sự bất ổn và diễn giải những nỗ lực của Mỹ trong việc ổn định Biển Đông.

Về mặt thực tế, Washington đã triển khai tàu khu trục USS Lassen (DDG-82) đi vào khu vực bên trong vùng lãnh hải 12 hải lý của 5 hòn đảo bao gồm cả Đá Subi, và đưa máy bay B52 tiến gần tới nhóm các hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng và bồi đắp trái phép ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Trong một chừng mực nhất định, có thể thấy những bước đi của Mỹ đang thể hiện rằng nước này muốn tiến tới một tư thế chủ động hơn ở Biển Đông. Tuy nhiên, những nỗ lực này là chưa đủ để ngăn chặn sự áp chế của Trung Quốc trong khu vực và Mỹ sẽ cần phải có những biện pháp mạnh tay hơn nữa.

Mỹ sẽ cần phải cứng rắn hơn nếu muốn áp chế TQ ở Biển Đông? ảnh 1

Tàu khu trục USS Lassen của Mỹ.

Chắc chắn Mỹ sẽ dành nhiều thời gian để có những tính toán cẩn thận trong việc đưa ra những chính sách đối phó với một quốc gia bá quyền trong khu vực như Trung Quốc, nhưng dù vậy, họ sẽ cũng cần phải có những quyết định nhanh chóng và kịp thời.

Khái niệm "bay và đi thuyền", tức ám chỉ việc Mỹ sẵn sàng đưa máy bay và các tàu tuần tra đến Biển Đông - đã được nhắc đến lần đầu tiên tháng 5 năm 2015, và được các nhà lãnh đạo Mỹ nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Mặc dù vậy, Nhà Trắng vẫn còn e dè khá lâu trước khi quyết định gửi tàu USS Lassen đến Biển Đông vào ngày 27 tháng 10, năm 2015.

Một phản ứng chậm như vậy là không xứng tầm với một cường quốc được coi là bá chủ toàn cầu như Mỹ, nó chỉ khiến cho cộng đồng quốc tế nhận ra rằng có vẻ như Mỹ đang suy yếu hơn trước kia.

Điều này mang lại cho Trung Quốc cơ hội để cho Mỹ thấy rằng, nước này chỉ đang nỗ lực một cách vô ích ở Biển Đông

Để đáp lại chiến dịch "bay và đi thuyền", Trung Quốc gần đây đã tiến hành một loạt các chuyến bay thử nghiệm ở Đá Chữ Thập, ngang nhiên vi phạm Công ước về Hàng không dân dụng quốc tế và chủ quyền của các quốc gia ven biển khác, trong đó có Việt Nam. Hành động này của Trung Quốc cũng đã mở đường để tiến tới việc quân sự hóa Biển Đông trong tương lai.

Bởi vậy, trong những chiến lược mới ở khu vực này, Mỹ sẽ cần phải có những bước đi mạnh tay hơn trong nhiều lĩnh vực.

Về ngoại giao, Mỹ cần phải nâng cấp quan hệ ngoại giao với các đối tác mới ở Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam lên mối quan hệ đối tác chiến lược. Điều này được cho là quan trọng bởi nhiều lý do.

Mỹ sẽ cần phải cứng rắn hơn nếu muốn áp chế TQ ở Biển Đông? ảnh 2

Đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông.

Đầu tiên, một quan hệ đối tác chiến lược sẽ giúp giảm những động chạm về các vấn đề dân chủ và quyền con người, mà theo quan điểm của một số nước trong khu vực đây là điều có thể làm suy yếu hệ thống chính trị và chủ quyền lãnh thổ của họ.

Trong thực tế, khu vực Đông Nam Á đã có một số tiến bộ đáng kể trong các lĩnh vực này trong những năm gần đây. Mỹ có thể chấp nhận bỏ qua những nguyên tắc cứng nhắc của mình đối với vấn đề dân chủ và nhân quyền để hướng tới đạt được những mục đích to lớn hơn.

Thứ hai, khi quan hệ hợp tác chiến lược được thành lập, "niềm tin chiến lược" sẽ gia tăng và mở ra nhiều triển vọng mới mẻ hơn nữa trong hợp tác chiến lược và quốc phòng.

Thứ ba, điều quan trọng hơn hết đó là, nếu Hoa Kỳ là không đủ quyết đoán để tìm kiếm một đồng minh thân cận trong khu vực, nước này sẽ hoàn toàn mất Biển Đông và khu vực Đông Nam Á vào tay Trung Quốc .

Bởi thực tế, Bắc Kinh cũng đang đầu tư các nguồn lực để trấn an và xoa dịu các nước Đông Nam Á thông qua các sáng kiến ​​như Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á, Con đường Tơ Lụa trên biển và Quỹ Con đường Tơ Lụa.

Về kinh tế, Mỹ nên xem xét hai sáng kiến mới. Thứ nhất, dựa trên những tiềm năng hợp tác kinh tế đang hết sức sáng sủa giữa Mỹ và châu Á sau khi đã ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, Mỹ nên xem xét xây dựng một con đường thương mại trên biển giống như sáng kiến “con đường tơ lụa” của Trung Quốc để tiến tới gắn chặt vai trò của Mỹ với các cảng thương mại ở khu vực này.

Mỹ sẽ cần phải cứng rắn hơn nếu muốn áp chế TQ ở Biển Đông? ảnh 3

Thực tế gần 30 % lưu lượng hoạt động thương mại hàng hải của thế giới đi qua Biển Đông hàng năm, trong đó có khoảng 1,2 nghìn tỉ USD là các giao dịch tàu thuyền thương mại có liên quan đến Mỹ.

Khi ngày càng có nhiều tàu thuyền của lái buôn Mỹ qua lại Biển Đông thì sự hiện diện của Mỹ tại khu vực sẽ được hợp pháp hóa hơn và được nhiều nước chấp thuận khi lợi ích thương mại cả hai bên đều có lợi.

Thứ hai, Mỹ cần khuyến khích các công ty dầu mỏ của mình thành lập những liên doanh hoặc tổ hợp doanh nghiệp có chung mục đích, quyền lợi để cùng thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với các nước trung lập và ít yêu sách ở Biển Đông. Đặc biệt là triển khai ở các khu vực nhạy cảm nơi Trung Quốc vạch ra đường 9 đoạn.

Khi làm như vậy, Mỹ sẽ không chỉ tăng cường sự liên kết với các nước nhỏ trong khu vực mà còn làm suy yếu những yêu sách hàng hải thái quá của Trung Quốc ở Biển Đông bằng các dự án thăm dò dầu khí phù hợp với luật pháp quốc tế quy định, trong phạm vi vùng biển tài phán của các nước nhỏ hơn, phù hợp với UNCLOS (Công ước Liên hợp quốc về Luật biển) và cách xa lãnh thổ Trung Quốc.

Về mặt quân sự, một khi Bắc Kinh sử dụng tàu bán quân sự và lực lượng dân quân biển để quấy rối các hoạt động của các tập đoàn dầu lửa Mỹ, Washington với sự đồng ý của nước chủ nhà có thể điều động lực lượng tàu tuần duyên cùng với hải quân và máy bay để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình.

Một mặt, điều này sẽ cung cấp cho Hải quân Mỹ một chỗ đứng vững chắc trong khu vực, nhưng nước này sẽ phải tránh châm ngòi một cuộc đối đầu quốc tế khi sử dụng tàu chiến.

Mặt khác, hành động này sẽ tôn trọng luật pháp quốc tế hiện hành, và chứng minh một cách hiệu quả rằng đường 9 đoạn là vô lý và không phù hợp với UNCLOS.

Tuy nhiên để có thể thực hiện điều đó, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ phải mở rộng sự hiện diện của mình ở Biển Đông hơn nữa, bởi vì hầu hết các tàu tuần duyên đều đã được giao nhiệm vụ giám sát vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn của Mỹ và làm nhiệm vụ ở Bắc Cực.

Tóm lại, nếu nó là để ngăn chặn sự áp chế của Trung Quốc ở Biển Đông, Mỹ cần phải mạnh mẽ và hành động một cách toàn diện hơn.

* Những lập luận trên thể hiện quan điểm của nhà nghiên cứu Biển Đông - Thuc D.Pham được đăng tải trên Tạp chí The Diplomat. Bài viết chỉ mang giá trị khảo cứu nhằm giúp cho quý độc giả có cái nhìn đa chiều và toàn diện hơn đối với vấn đề thời sự quốc tế đang được chú ý.

Mạnh Kiên

Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: