Mỹ và châu Á 'sợ' điều gì nhất của Triều Tiên?

Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên luôn là mối quan tâm không chỉ cho những nước láng giềng châu Á mà cả Mỹ cũng "phấp phỏng" nỗi lo vũ khí hạt nhân trên bán đảo này.
Mỹ và châu Á 'sợ' điều gì nhất của Triều Tiên?

Triều Tiên sở hữu hàng trăm tên lửa đạn đạo

Các nhà nghiên cứu Mỹ cho rằng Triều Tiên đã có sẵn hàng trăm tên lửa đạn đạo có thể nhắm vào các nước láng giềng tại Đông Bắc Á.

Mỹ cho rằng, không giống với Iran (quốc gia hiện đang là trung tâm của hoạt động ngoại giao quốc tế trong vấn đề hạt nhân), Triều Tiên đã tiến hành các vụ nổ để thử nghiệm hạt nhân.

Ngày 7/4/2015, Triều Tiên đã phóng thử 2 tên lửa đất đối không tầm ngắn KN-06 ra vùng biển phía Tây nước này (Hoàng Hải).

Mỹ và châu Á 'sợ' điều gì nhất của Triều Tiên? - anh 1

Tên lửa của Triều Tiên

Động thái trên nằm trong một loạt vụ phóng tên lửa tầm ngắn được Triều Tiên thực hiện trong dịp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm khu vực Đông Bắc Á.

Các vụ thử tên lửa định kỳ cũng như những lời lẽ “đao to búa lớn” của nước này đã đẩy khu vực vào tình trạng căng thẳng và không có dấu hiệu cho thấy các cuộc thương lượng về giải giáp vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng sẽ được nối lại.

Kêu gọi nối lại đàm phán hạt nhân Triều Tiên

Theo Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị thì cả Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ đều phải có trách nhiệm chung để giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định khu vực.

Mỹ và châu Á 'sợ' điều gì nhất của Triều Tiên? - anh 2

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị

Ông này nhấn mạnh, tất cả các bên tham gia đàm phán về chương trình hạt nhân của Triều Tiên cần phải nhóm họp và giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng để tạo điều kiện nối lại đàm phán. Nhiều nỗ lực nhằm để khởi động lại các cuộc đàm phán đã bị gián đoạn cách đây hơn sáu năm trước đã thất bại.

Xem thêm:

1. Số phận nghiệt ngã của điệp viên Triều Tiên bị chính phủ bỏ rơi

2. Sức mạnh quân đội Triều Tiên 'đáng gờm' đến mức nào?

Tháng trước, đại diện phía Hàn Quốc cho hay, Trung Quốc và Nga, cũng như Mỹ, Nhật Bản và nước này đã đạt dược "sự đồng thuận ở một mức độ nhất định về việc "làm thế nào để khởi động lại quá trình này".

Trước đó, năm 2005, Triều Tiên đã đạt được thỏa thuận với các cường quốc bao gồm Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga, ngừng chương trình hạt nhân của nước này để đổi lấy viện trợ lương thực, năng lượng.

Tuy nhiên, thỏa thuận trên sụp đổ trong vòng đàm phán cuối cùng năm 2008 do Triều Tiên từ chối để các thanh tra viên quốc tế kiểm tra và xác nhận việc họ có tuân thủ thỏa thuận hay không.

Mỹ và châu Á 'sợ' điều gì nhất của Triều Tiên? - anh 3

Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa ra biển

Phía Nhật Bản cũng cho biết nước này đang lên kế hoạch mời các thành viên tham gia đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, dự một phiên đối thoại không chính thức vào tháng 6 tới tại thủ đô Tokyo.

Trong khi đó, Triều Tiên cũng đã kêu gọi nối lại đàm phán hạt nhân, song Mỹ và Hàn Quốc yêu cầu trước tiên Bình Nhưỡng phải chứng minh họ nghiêm túc trong nỗ lực chấm dứt chương trình hạt nhân.

Bình Nhưỡng tuyên bố, họ sẵn sàng đình chỉ thử hạt nhân nếu Mỹ ngừng tập trận quân sự chung hàng năm với Hàn Quốc. Tuy nhiên, Washington và Seoul từ chối đề nghị này.

Đọc tiếp: Sức mạnh quân đội Triều Tiên

Anh Phương (TH)

Xem thêm:

- Cháy lớn trên tàu du lịch chở 100 người, bé gái chết thảm?

- Chặn đứng âm mưu lập Nhà nước Hồi giáo ở Malaysia

- Tin tặc IS đánh sập kênh truyền hình của Pháp

- TOP 10 tàu ngầm tấn công đáng sợ nhất hành tinh

Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.