Mỹ và lực lượng Taliban nỗ lực hoàn tất thỏa thuận hòa bình

Ngày 25/8, các đại diện của Mỹ và lực lượng Taliban tại Afghanistan đã tiến hành các cuộc đàm phán tại Doha (Qatar), nhằm thông qua lần cuối các điểm kỹ thuật trong một thỏa thuận cho phép Washington rút quân khỏi Afghanistan.
Toàn cảnh cuộc đàm phán giữa phái đoàn Mỹ và đại diện Taliban về hòa bình Afghanistan tại Doha, Qatar ngày 26/2/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Toàn cảnh cuộc đàm phán giữa phái đoàn Mỹ và đại diện Taliban về hòa bình Afghanistan tại Doha, Qatar ngày 26/2/2019. Ảnh: AFP/TTXVN

Đây là ngày thứ 3 của vòng đàm phán thứ 9 giữa hai bên - vốn được Taliban mô tả là đầy triển vọng.

Đề cập đến các cuộc thảo luận diễn ra 2 ngày trước đó, người phát ngôn của Taliban - ông Suhail Shaheen cho biết: "Chúng tôi đã đạt được tiến bộ và đang thảo luận về cơ chế thực hiện và một số điểm kỹ thuật. Thỏa thuận sẽ được hoàn tất sau khi chúng tôi nhất trí về những điểm này".

Ông Suhail Shaheen đồng thời nhấn mạnh bất cứ thỏa thuận nào giữa Taliban và Mỹ đều sẽ được thông báo với truyền thông và những đại diện như Trung Quốc, Nga và Liên hợp quốc.

Trước đó, ngày 24/8, đại diện của Mỹ và Taliban đã đồng loạt bác bỏ thông tin truyền thông cho rằng  trong khuôn khổ vòng hòa đàm thứ 9 tại Doha này, hai bên đã thảo luận về việc thành lập một chính phủ lâm thời tại Afghanistan.

Đặc phái viên của Mỹ về Afghanistan - ông Zalmay Khalilzad nhấn mạnh: "Các quyết định về vấn đề điều hành đất nước Afghanistan do chính người Afghanistan đưa ra trong các cuộc đàm phán nội bộ". Đặc phái viên Khalilzad cũng bày tỏ lạc quan về khả năng hai bên đạt được thỏa thuận hòa bình vào ngày 1/9 - khoảng 1 tháng trước cuộc bầu cử tổng thống Afghanistan.

Mỹ và lực lượng Taliban đã tiến hành các cuộc đàm phán về một thỏa thuận hòa bình gồm 4 vấn đề chính: phiến quân Taliban đảm bảo sẽ không cho phép các tay súng nước ngoài sử dụng lãnh thổ Afghanistan để tiến hành các cuộc tấn công bên ngoài lãnh thổ; các lực lượng Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) rút quân hoàn toàn khỏi Afghanistan; đối thoại giữa các bên tại Afghanistan và thỏa thuận ngừng bắn vĩnh viễn.

Theo giới phân tích, hiện hai bên vẫn đang gặp vướng mắc trong việc giải quyết một số vấn đề trong đó có chia sẻ quyền lực và tương lai của chính quyền hiện nay tại Afghanistan.

Chính quyền của Tổng thống đương nhiệm Afghanistan Ashraf Ghani cho biết chính phủ nước này sẵn sàng tham gia các cuộc đàm phán hòa bình với Taliban và sẽ chờ dự thảo thỏa thuận cuối cùng giữa Mỹ - Taliban để thảo luận toàn diện trước khi văn kiện này được ký kết. Theo ông, Afghanistan sẽ không bị ảnh hưởng nghiêm trọng ngay cả khi 5.000 binh lính Mỹ rút quân khỏi nước này trong 5 tháng tới.

Xung đột tại Afghanistan là cuộc xung đột đẫm máu nhất của thế giới trong năm 2018. Thống kê cho thấy 32.000 dân thường tại quốc gia Tây Nam Á này đã thiệt mạng trong 10 năm qua. Khoảng 20.000 binh sĩ nước ngoài, chủ yếu là quân nhân Mỹ, hiện đang đồn trú tại Afghanistan như một phần trong sứ mệnh của NATO, do Mỹ đứng đầu, để huấn luyện, hỗ trợ và cố vấn cho các lực lượng nước này.

Bên cạnh đó, quân đội Mỹ còn thực hiện sứ mệnh chống khủng bố. Hiện Washington hướng tới việc chấm dứt can dự vào chiến trường Afghanistan - nơi cường quốc này đã tiêu tốn hơn 1.000 tỷ USD kể từ khi triển khai quân đội tới đây hồi năm 2001. Đây cũng là chủ trương của Tổng thống Donald Trump ngay từ khi ông mới nhậm chức vào tháng 1/2016.

Theo TTXVN
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.