Nền sản xuất Nhật Bản 'ảm đạm' sau cách ly

(Ngày Nay) - Trong quý hai năm nay, chỉ số lạc quan của những nhà sản xuất tới từ Nhật Bản đang hạ xuống mức thấp kỷ lục kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009. Những thiệt hại mà dịch COVID-19 đối với nền kinh tế lệ thuộc vào hoạt động xuất khẩu đang dần lộ diện rõ ràng hơn.
Nhân viên công sở đeo khẩu trang tại một cầu đi bộ ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: REUTERS
Nhân viên công sở đeo khẩu trang tại một cầu đi bộ ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: REUTERS

Trong một cuộc khảo sát, Ngân hàng Nhật Bản cho biết độ lạc quan của các đơn vị phân phối và dịch vụ trong nước cũng đang giảm xuống rõ rệt.

Nguyên do đến từ việc lệnh hạn chế được triển khai trong suốt tháng 5 vừa qua đã buộc nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, người tiêu dùng phải buộc phải cách ly tại nhà trong nhiều ngày. Điều này đã khiến cho doanh số của các công ty tụt giảm rõ rệt.

Một chuyên gia kinh tế cấp cao của công ty BNP Paribas Securities, ông Hiroshi Shiraishi, cho biết các ngành công nghiệp tại Nhật Bản đang chịu chung số phận với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nguyên nhân đến từ nhu cầu tiêu dùng đang giảm mạnh do dịch COVID-19.

Chỉ số đánh giá độ lạc quan của các nhà sản xuất lớn đã rơi xuống mức -34 điểm trong tháng 6, thấp hơn so với mức dự báo trung bình -31 điểm, đồng thời cũng là số điểm thấp nhất kể từ tháng 6 năm 2009.

Trước đó, mức điểm -26 vào tháng 3 đã được ghi nhận là tốc độ giảm thấp thứ 2 kể từ năm 2009.

Chỉ số đánh giá độ lạc quan của các đơn vị phân phối và dịch vụ cũng đã giảm 25 điểm xuống mức -17 trong tháng 6, con số tồi tệ nhất kể từ tháng 12 năm 2009.

Các công ty lớn dự kiến sẽ tăng chi tiêu thêm 3.2% cho tới tháng 3 năm sau, vượt qua mức dự toán thị trường ở mức 2.1% song thấp hơn so với kế hoạch được đặt ra trong 3 tháng trước đó.

Shinichiro Kobayashi, một chuyên gia kinh tế cấp cao tại Công ty nghiên cứu và tư vấn của Mitsubishi UFJ, cho biết đại dịch sẽ khiến cho nhiều công ty điều chỉnh lại chính sách chi tiêu của mình. Điều đó sẽ khiến cho tốc độ hồi phục của nền kinh tế chậm lại.

Sự ảm đạm của thị trường tiêu dùng đang kéo theo những vấn đề liên quan tới thất nghiệp. Các công ty dự kiến sẽ cắt giảm 5.6% chỉ tiêu tuyển dụng trong năm 2021.

Theo REUTERS
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy trao Bằng khen của Bộ trưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN.
Tôn vinh những người trao truyền văn hóa dân tộc ở cộng đồng
(Ngày Nay) - Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đã diễn ra chiều 18/4 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.