Nếu đắc cử, nhiệm vụ đầu tiên của Joe Biden là gì?

(Ngày Nay) - Nếu trở thành Tổng thống vào ngày 3/11 sắp tới, Joe Biden sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức  - một trong số đó là vực dậy nền kinh tế Mỹ.
Ứng viên Tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden (Ảnh: Business Insider)
Ứng viên Tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden (Ảnh: Business Insider)

(Bài viết trích dẫn quan điểm của Michael Tomasky, chuyên gia bình luận của tờ The New York Times)

Một “khuôn mẫu” đã có tiền lệ 

Khi viễn cảnh đó trở thành hiện thực, đây sẽ là lần thứ 3 liên tiếp mà một Tổng thống đảng Dân chủ phải đi sửa sai cho người tiền nhiệm thuộc đảng Cộng hoà. Đến khi nào thì người Mỹ mới nhận ra đây thực sự là một “khuôn mẫu” đã tồn tại từ rất lâu?

Đối với tôi, nhiệm vụ số 1 của Joe Biden là chứng minh rằng đảng Dân chủ luôn quản lý nền kinh tế tốt hơn - từ nhiều thập kỷ trước cho đến nay, và cả tương lai cũng vậy.

Rất nhiều người sẽ nghi ngờ điều này. Quan điểm cho rằng đảng Cộng hoà kiểm soát nền kinh tế tốt hơn đã ăn sâu vào nhận thức của người dân Mỹ. Trong một cuộc thăm dò mới đây của NBC News-Wall Street Journal xem ứng viên Tổng thống nào quản lý nền kinh tế tốt hơn, 77% người được hỏi đánh giá nền kinh tế hiện nay chỉ ở mức trung bình hoặc kém. Mặc dù vậy, Donald Trump vẫn hơn Joe Biden 10 điểm. 

Tôi đã tranh luận rất nhiều (gần nhất là trên The Daily Beast) về vấn đề này, rằng nền kinh tế Mỹ hoạt động tốt hơn nhiều khi được đảng Dân chủ lãnh đạo, với những chính sách rất hiệu quả. Cả đảng Dân chủ lẫn đảng Cộng hoà, mỗi bên đều đã lãnh đạo nước Mỹ 28 năm, tính từ thời John Kennedy đến thời Barack Obama. Và trong 56 năm đó, hơn 50 triệu việc làm được tạo ra bởi các Tổng thống đảng Dân chủ. Các Tổng thống đảng Cộng hoà chỉ tạo ra được 24 triệu việc làm trong những nhiệm kỳ của mình. Ngay cả thị trường chứng khoán cũng hoạt động tốt hơn khi được đảng Dân chủ lãnh đạo.

Những con số biết nói

Đúng là những con số không thể hiện được tất cả. Nhưng chúng ta không còn cách nào thực tế hơn.

Tổng thống George H.W.Bush đã từng thất bại trong nhiệm kỳ của mình, cho dù nó không quá nghiêm trọng. Ông ta là người chịu trách nhiệm chính trong cuộc suy thoái kinh tế từ năm 1990 - 1991. Công bằng mà nói, George H.W.Bush không có nhiều lỗi trong cuộc khủng hoảng này. Có nhiều yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của ông. Đó là các biện pháp giảm lạm phát do Cục Dự trữ Liên bang thực hiện, hay cú sốc giá dầu sau cuộc xâm lược Kuwait của Iraq năm 1990.

“Hãy nhìn môi của tôi này: Sẽ không có thuế mới nào hết!” là câu nói nổi tiếng của George H.W.Bush tại Đại hội Toàn quốc của Đảng Cộng hòa năm 1988. Khi đó, ông đang là ứng cử viên tổng thống Mỹ. Tác động của cam kết này đến kết quả bầu cử là rất đáng kể, và nhiều người tin rằng lời hứa đó đã giúp Bush chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1988.

Suy thoái kết thúc vào đúng thời điểm bầu cử năm 1992. Tuy vậy, sau khi nền kinh tế phục hồi, vẫn còn rất nhiều người đang thất nghiệp. Và khi phải thể hiện sự thấu hiểu của mình với khó khăn của người dân, George H.W.Bush đã phạm sai lầm. Ông phá bỏ lời hứa “Read my lips: no new taxes!” (“Hãy nhìn môi của tôi này: Sẽ không có thuế mới nào hết!”) của mình bằng cách tăng thuế, và phải trả giá rất nhiều về mặt chính trị. Không chỉ vậy, về các chính sách, Bush “cha” hầu như không làm được gì đáng kể để đưa đất nước đi lên.

Nhiệm kỳ sau đó, Bill Clinton đắc cử và thay thế George H.W.Bush. Nhờ có ông, khoảng thời gian từ năm 1993 - 2001 là 8 năm thành công nhất của nền kinh tế Mỹ, tính từ nửa cuối thế kỉ 20. 

Trong năm đầu tiên cầm quyền, không một thành viên nào của đảng Cộng hoà bỏ phiếu tán thành dự luật ngân sách mà Bill Clinton đưa ra. Bên cạnh đó, một số chính sách khác của ông bị chỉ trích rất nhiều. Nhưng sau khi kết thúc nhiệm kỳ, Bill Clinton đã tạo ra 22 triệu việc làm cho người lao động. Thâm hụt ngân sách lên tới hàng trăm tỷ đã giảm xuống con số 0 tròn trĩnh. Trên thực tế, Bill Clinton còn tạo ra thặng dư ngân sách cho chính phủ Mỹ.

Nếu đắc cử, nhiệm vụ đầu tiên của Joe Biden là gì? ảnh 1

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton công bố Đạo luật về Trách nhiệm Cá nhân và Cơ hội việc làm năm 1996. (Ảnh: Common Dreams)

7 năm sau, George W. Bush là người chịu trách nhiệm chính cho sự sụp đổ của nền kinh tế toàn cầu năm 2008. Phần lớn lỗi lầm thuộc về chính quyền Bush “con”. Sai lầm lớn nhất của ông ta là sự kém cỏi trong việc quản lý các khu vực ngân hàng. Hậu quả là nền kinh tế Mỹ đã mất khoảng 2,5 triệu việc làm trong cuộc khủng hoảng lịch sử đó.

Những người theo chủ nghĩa tự do sẽ không ngừng tranh luận rằng Barack Obama đã làm đủ tốt cho kinh tế Mỹ hay chưa. Có nên đưa ra các gói kích thích kinh tế lớn hơn hay không? Có nên truy tố một số ngân hàng hay không? Rất nhiều nghi vấn được đặt ra về khả năng quản lý nền kinh tế của Obama. Tuy vậy, trước khi Obama nắm quyền, nước Mỹ đánh mất khoảng 700.000 việc làm mỗi tháng. Và đến nhiệm kỳ thứ 2 của ông, mỗi tháng đã có khoảng 199.000 việc làm được tạo ra.

Nền kinh tế dưới thời Donald Trump phát triển chủ yếu bởi sự chi tiêu vượt quá doanh thu, gây ra mức thâm hụt ngân sách hơn 1.000 tỷ USD - cao kỷ lục trong vòng 7 năm qua. Trump đã tạo ra tổng cộng 6,6 triệu việc làm, trung bình 175.000 mỗi tháng - vẫn thấp hơn mức trung bình trong nhiệm kỳ của Obama. Theo Ngân hàng Dự trữ Liên bang St. Louis, kể từ khi COVID-19 tấn công, Mỹ đã mất khoảng 13 triệu việc làm, cùng hơn 6 triệu việc làm đang trong tình trạng báo động. Bên cạnh đó, Trump cũng không hề nỗ lực trong việc giải quyết vấn đề bất bình đẳng kinh tế, vốn đã tồn tại rất lâu tại Mỹ.

Sự xuất hiện của SARS-CoV-2 không phải lỗi của Trump. Nhưng Trump rõ ràng đã sai lầm trong cách phản ứng với đại dịch, để lại hậu quả là một nền kinh tế vô cùng lộn xộn. 

Nếu đắc cử, nhiệm vụ đầu tiên của Joe Biden là gì? ảnh 2

Đại dịch COVID-19 đã khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào cuôc khủng hoàng tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái những năm 1930. (Ảnh: Getty Images)

Một lệnh phong toả toàn quốc, từ tháng 3 đến hết tháng 6, sẽ giúp nền kinh tế có khả năng “phục hồi theo hình chữ V”. Nhưng Trump đã không làm vậy. Các chuyên gia dự đoán rằng áp lực lên nền kinh tế Mỹ sẽ còn nặng nề hơn rất nhiều. Theo Conference Board, tổng sản phẩm quốc nội Mỹ năm 2020 sẽ giảm khoảng 5%.

Những thất bại về kinh tế của đảng Cộng hòa không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Chúng là kết quả của khuynh hướng lãnh đạo bảo thủ, cùng những lý thuyết kinh tế bảo thủ. Về cơ bản, đảng Cộng hoà không tin tưởng vào sự điều hành của chính quyền, vì vậy họ không phải là những người lãnh đạo tốt.

Tuy nhiên, những thành viên đảng Dân chủ vẫn gặp khó khăn để truyền tải điều này tới công chúng. Có lẽ bởi đôi lúc, họ đã vay mượn một số lý thuyết kinh tế được đảng Cộng hòa tán thành.

Vì vậy, tôi mong chờ sự khác biệt trong tất cả những bài phát biểu của Joe Biden, từ bây giờ cho đến ngày cuối cùng của cuộc bầu cử.

Theo The New York Times
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.