Ngành công nghiệp mang thai hộ nở rộ tại Campuchia

(Ngày Nay) - Ở Campuchia, ngành công nghiệp mang thai hộ đã bùng nổ trong những năm gần đây, mặc dù chính phủ nước này đã cố gắng kiểm soát nhưng do lợi nhuận quá lớn đi kèm với các chính sách, luật pháp lỏng lẻo đã khiến cho tình trạng này không thể được xử lý dứt điểm.

Ngành công nghiệp mang thai hộ nở rộ tại Campuchia

Việc mang thai hộ bị cấm tại một số quốc gia, nhưng quy định lỏng lẻo ở các nước Đông Nam Á, cùng với biên giới "mềm" và số phụ nữ lao động nghèo lớn, đã tạo cơ hội cho ngành kinh doanh này, bất chấp các lệnh cấm. Khi mức chi trả gấp nhiều lần tiền lương hàng năm của một lao động thông thường, khoản thu về có thể bù đắp cho các rủi ro.

Chính sách một con của Trung Quốc

Động lực thúc đẩy quá trình thương mại hóa việc mang thai hộ- khi một người phụ nữ được trả tiền để sinh con cho người khác - gần như là sự kết thúc cho chính sách một con của Trung Quốc vào năm 2016.

Bắt đầu từ năm 1979, Bắc Kinh chỉ cho phép mỗi gia đình được sinh một con trong một nỗ lực để làm giảm tỷ lệ sinh đang bùng nổ tại đất nước này. Vào năm 2016, chính sách này đã cho thấy hiệu quả khi tỷ lệ sinh của cả nước đã giảm từ khoảng 6 ca sinh trên mỗi phụ nữ trong thập niên 1960 xuống còn 1,5 ca vào những năm 2000, theo CNN. Hậu quả là số công dân Trung Quốc trên 65 tuổi tăng gấp ba lần.

Năm 2016, chính phủ Trung Quốc đã ngừng áp dụng chính sách một con, cho phép 90 triệu phụ nữ sinh con thứ hai. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh mới không tăng theo ước tính mà các nhà hoạch định nhân khẩu học Trung Quốc mong đợi, chỉ có 17,9 triệu trẻ sinh vào năm 2016, ít hơn 1,3 triệu so với dự kiến, theo tờ The Guardian.  Tỷ lệ sinh năm 2017 chỉ ở mức 17,2 triệu, thấp hơn dự đoán 20 triệu.

Do đó, Bắc Kinh hiện đang xem xét giảm các sự hạn chế hơn nữa. Vào tháng 8, một dự thảo cải cách trong bộ luật Dân sự Trung Quốc sẽ "không còn nội dung liên quan đến chính sách kế hoạch hóa gia đình".

Ở chiều ngược lại, số lượng phụ nữ ở độ tuổi thích hợp để mang thai đã giảm trong khoảng thời gian từ năm 1979 đến 2016. Chính điều này đã thúc đẩy cơn thèm khát mang thai hộ tại Đông Nam Á, nơi có các luật lệ lỏng lẻo hơn nhiều so với Trung Quốc.

Phụ nữ ở đội tuổi lao động dễ bị tổn thương

Ở Campuchia, các cặp vợ chồng sẵn sàng chi trả cho một ca mang thai hộ từ 40.000 đến 100.000 USD, mặc dù người mẹ thay thế có lẽ sẽ chỉ nhận được 10.000 đến 15.000 USD.

Tại một quốc gia nơi thu nhập hộ gia đình hàng năm trên đầu người chỉ là 1.228 USD, theo dữ liệu của CEIC, số tiền đó vẫn có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn. Một người mang thai hộ nói với hãng thông tấn AFP rằng cô đang có một khoản nợ trị giá hơn 4.000 USD và công việc tại xưởng may của cô chỉ đem lại thu nhập 153 USD/ tháng.

Theo ông Chou Bun Eng - Phó Chủ tịch thường trực của Ủy ban quốc gia về chống buôn bán người, nói với AFP rằng các công nhân nhà máy đặc biệt dễ bị tổn thương và các "cò mồi" đặc biệt nhắm tới họ.

Các chuyên gia ở Campuchia cho rằng luật pháp nước này đang tỏ ra không có hiệu quả, khi rất ít phụ nữ được tiếp cận và hiểu biết về vấn đề mang thai hộ.

Làn sóng phẫn nộ tại Thái Lan

Vào năm 2016, một vụ việc tai tiếng về việc mang thai hộ đã xảy ra khi Pattaramon Chanbua - một phụ nữ người Thái Lan, đã chấp nhận mang thai hộ cho một cặp vợ chồng người Australia.

Tuy nhiên, sau khi Chanbua sinh đôi, cặp đôi người Australia chỉ mang theo một đứa trẻ về nhà và bỏ mặc đứa trẻ còn lại - mắc hội chứng Down, ở lại Thái Lan cùng với Chanbua. Sau đó, cô đã kiện gia đình người Australia bỏ mặc đứa con của mình.

Tuy nhiên, một tòa án ở Australia vào tháng 4 năm 2016 cho biết rằng gia đình nhà Farnell (cặp vợ chồng) đã không bỏ rơi đứa trẻ và từ chối trả lại đứa trẻ còn lại mà Chanbua đã sinh ra, thay vào đó đổ lỗi của Chanbua, nói rằng cô ấy đã "yêu cặp song sinh mà cô mang thai và đã quyết định sẽ giữ cậu bé".

Chánh án Stephen Thackray cũng cho biết vụ án "cũng nên thu hút sự chú ý đến thực tế rằng các bà mẹ mang thai hộ không phải là những cỗ máy nuôi con. Họ là những người phụ nữ máu thịt có thể phát triển mối liên kết với những đứa trẻ trong bụng của mình".

Lệnh cấm và sự phản ứng

Sau vụ việc này, chính phủ Thái Lan và Campuchia quyết định cấm hành cấm "ngành công nghệp mang thai hộ", tuy vậy tình trạng này vẫn tiếp diễn.

Bà Mariam Kukunashvili - người điều hành công ty môi giới mang thai hộ, nói với AFP rằng "ngành công nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động chui bất chấp lệnh cấm" và cho biết vẫn có hơn 100 công ty mối giới hoạt động tại Campuchia.

Ông Bun Eng nói với tờ Phnom Penh Post vào tháng 1 rằng trong trường hợp không có luật chính thức để điều chỉnh ngành công nghiệp mang thai hộ, những người tham gia có thể bị truy tố về tội buôn người.

"Đối với người phụ nữ nào mang thai và hạ sinh, cô ấy sẽ là người mẹ. Và nếu cô ấy từ bỏ đứa con của mình, thì sẽ vi phạm luật trách nhiệm của người mẹ và nếu cô ấy liên quan đến việc bán con của mình cho người khác, cô ấy sẽ bị trừng phạt", vị quan chức cho biết.

Theo tờ Phnom Penh Post, luật quy định rằng "một người bán, mua hoặc trao đổi người khác sẽ bị phạt tù từ 2 đến 5 năm tù", lưu ý rằng hình phạt có thể tăng lên 15 năm nếu người đó bị "bán" với mục đích nhận con nuôi.

"Những người phụ nữ mang thai không có tội, nhưng nếu họ có thai và từ bỏ quyền làm mẹ, thì sẽ có tội", ông Bun Eng nói.

Một sự thay thế mỏng manh

Bộ Nội vụ Campuchia đặt ngày 8/1 năm 2018, là ngày cuối cùng của lệnh "ân xá thay thế", nghĩa là chỉ những bà mẹ sinh con sau ngày này và trao con cho người mua của họ sẽ phải đối mặt với việc bị truy tố.

Chính quyền Phnom Penh hướng dẫn các cặp cha mẹ đến gặp tòa án để giành quyền nuôi con và xin thị thực xuất cảnh thông qua các biện pháp hợp pháp. Tuy nhiên, đến ngày 2/2, ông Bun Eng nói với tờ Phnom Penh Post rằng chỉ có hơn 10 yêu cầu được gửi và chỉ có 1 thị thực xuất cảnh duy nhất được chấp thuận.

Tuy nhiên, ông Bun Eng cũng lưu ý rằng "chúng tôi chưa bắt giữ bất kỳ phụ nữ nào sau thời hạn và sẽ tiếp tục tìm kiếm các trường hợp mới".

Tuy nhiên, các cuộc đột kích nhắm vào những trung tâm môi giới ngầm đã phát hiện ra rất nhiều trường hợp phụ nữ mang thai hộ. Một cuộc đột kích vào tháng 6 tại hai căn hộ ở thủ đô Phnom Penh đã tìm thấy 32 "bà mẹ" mang thai hộ đang được chăm sóc.

Tuy nhiên, vào đầu tháng 12, cảnh sát Campuchia tuyên bố họ sẽ thả những người phụ nữ này thay vì buộc tội họ với hành vi buôn người, với điều kiện những người này phải tự nuôi dạy những đứa trẻ, tờ South China Morning Post đưa tin.

Theo Sputnuk
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .