Ngoại hành tinh và những khám phá kỷ lục trong vũ trụ

55 Cancri e là ngoại hành tinh quay quanh ngôi sao nhanh nhất từng được phát hiện. Nó chỉ mất 2,8 ngày để quay xung quanh ngôi sao 55 Cancri A của mình.
Ngoại hành tinh và những khám phá kỷ lục trong vũ trụ

Hành tinh ngoài Hệ Mặt trời (Extrasolar planet), còn gọi là ngoại hành tinh (exoplanet), là những hành tinh nằm ở ngoài Hệ Mặt trời. Các ngoại hành tinh thuộc về một hệ hành tinh nhưng đi theo quỹ đạo của một ngôi sao, thay vì đi theo quỹ đạo của Mặt trời.

Tính đến ngày 1/3/2014, các nhà khoa học đã khám phá ra 1.081 hành tinh ngoài Hệ Mặt trời.

Cùng khám phá những kỷ lục thú vị về các ngoại hành tinh qua những facts dưới đây:

1. Ngoại hành tinh 'nhiều tuổi nhất' là PSR B1620-26b. Các nhà thiên văn học tính toán, hành tinh còn có tên Methuselah này đã gần 13 tỉ năm tuổi.

Ngoại hành tinh và những khám phá kỷ lục trong vũ trụ - anh 1

PSR B1620-26b. Ảnh: NASA

Hành tinh thuộc chòm sao Bọ Cạp này được phát hiện đầu tiên vào năm 1993 nhưng phát hiện ra nó chỉ xác nhận vào năm 2003.

2. 55 Cancri e là ngoại hành tinh quay quanh ngôi sao nhanh nhất từng được phát hiện. Nó chỉ mất 2,8 ngày để quay xung quanh ngôi sao 55 Cancri A của mình.

Ngoại hành tinh và những khám phá kỷ lục trong vũ trụ - anh 2

55 Cancri e. Ảnh: NASA

Ngoại hành tinh và những khám phá kỷ lục trong vũ trụ - anh 3

So sánh Trái Đất với 55 Cancri e (bán kính gấp đôi bán kính của Trái Đất). Ảnh: Wikipedia.

Khối lượng của 55 Cancri e bằng khoảng 7,8 lần khối lượng Trái Đất và đường kính của nó gấp khoảng 2 lần đường kính Trái đất.

3. Ngược lại với 55 Cancri e, Fomalhaut b là ngoại hành tinh quay quanh ngôi sao của nó lâu nhất vũ trụ từng được phát hiện.

Ngoại hành tinh và những khám phá kỷ lục trong vũ trụ - anh 4

Sao Fomalhaut và hành tinh giống sao Mộc của nó. Ảnh: ESA, NASA và L. Calcada

320.000 ngày hay 876 năm là thời gian để Fomalhaut b quay xung quanh ngôi sao Fomalhaut của mình. Fomalhaut b nằm cách Trái đất 25 năm ánh sáng.

Hành tinh này được phát hiện vào tháng 11/2008, và được cho là có cùng kích thước với sao Mộc. Tuy nhiên, khối lượng của nó có thể gấp ba lần so với sao Mộc.

4. Epsilon Eridani là hệ sao gần Hệ Mặt trời nhất. Hệ thống này gồm hai hành tinh quay quanh ngôi sao mẹ Epsilon Eridani là Epsilon Eridani b (đã được công nhận) và Epsilon Eridani c (chưa được công nhận).

Ngoại hành tinh và những khám phá kỷ lục trong vũ trụ - anh 5

Epsilon Eridani. Ảnh: Greg Bacon, Benedict, STScI, ESA, NASA

Được phát hiện vào năm 2000, hành tinh Epsilon Eridani b có một quỹ đạo quay quanh ngôi sao mẹ mất khoảng 7 năm. Khối lượng của nó chỉ nhẹ hơn sao Mộc một chút.

Hệ hành tinh Epsilon Eridani có khoảng cách 10 năm ánh sáng so với Trái đất.

5. Ngược lại, hệ sao xa Hệ Mặt trời nhất có tên OGLE-2005-BLG-390L. Hệ sao này nằm cách Trái đất 21.000 năm ánh sáng.

Ngoại hành tinh và những khám phá kỷ lục trong vũ trụ - anh 6

OGLE-2005-BLG-390L b. Ảnh: ESO

OGLE-2005-BLG-390L được phát hiện lần đầu tiên tại đài quan sát thiên văn La Silla ở Chile.

6. Gliese 581 là hệ sao nhẹ nhất, nhỏ nhất trong vũ trụ từng được phát hiện. Gliese 581 là một ngôi sao lùn đỏ nhỏ và có 4 hành tinh quay xung quanh nó.

Ngoại hành tinh và những khám phá kỷ lục trong vũ trụ - anh 7

Gliese 581e. Ảnh: ESO

Trong số đó, hành tinh Gliese 581 e là gần sao mẹ nhất, nó chỉ mất 3,15 ngày để hoàn thành một vòng quay quanh sao Gliese 581.

Theo các nhà khoa học, Gliese 581 e lớn gấp 2 lần khối lượng Trái đất và có khả năng nhất một hành tinh đá nhỏ.

7. Ngoại hành tinh có khối lượng lớn nhất từng được phát hiện là CD-35 2722b. CD-35 2722b, phát hiện hồi tháng 2/2011, thuộc hệ sao CD-35 2722.

Ngoại hành tinh và những khám phá kỷ lục trong vũ trụ - anh 8

CD-35 2722b. Ảnh: NASA/JPL-Caltech/ T. Pyle (SSC)

Theo tính toán, CD-35 2722b có kích thước lớn 31 lần so với sao Mộc. Hệ sao CD-35 2722 nằm cách Trái đất khoảng 70 năm ánh sáng.

8. Ngoại hành tinh từng thuộc dải Ngân hà của chúng ta là HIP 13044b và ngôi sao mẹ của nó - HIP 13044.

Ngoại hành tinh và những khám phá kỷ lục trong vũ trụ - anh 9

HIP13044b. Ảnh: ESO

Theo các nhà thiên văn, hành tinh giống sao Mộc này nằm trong một hệ mặt trời từng thuộc về ngân hà lùn. Ngân hà này từng bị Dải Ngân hà của chúng ta “ăn” mất trước đó khoảng 6 tỷ năm.

Hành tinh được đặt tên là HIP 13044, được một kính thiên văn ở Chile phát hiện, và hiện đang ở giai đoạn cuối trong vòng đời của nó. Hành tinh nằm cách trái đất của chúng ta 2.000 năm ánh sáng.

Dịch từ Armaghplanet

Xem thêm:

- NASA chính thức công bố có nước dạng lỏng trên sao Hỏa

- Phát hiện: Siêu Lỗ đen lớn gấp 350 triệu lần Mặt trời

- Tạo dựng mô hình Hệ Mặt trời đầu tiên trên thế giới

- Những kỷ lục thú vị của 12 hành tinh trong vũ trụ

Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.
UNESCO kêu gọi thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN
Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Salamanca hồi giữa tháng 3/2024, cộng đồng quốc tế đã cam kết tiếp tục nỗ lực hướng tới môi trường giáo dục hòa nhập và công bằng cho tất cả mọi người.