Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo quyết định làm giàu uranium của Iran

(Ngày Nay) - Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã cảnh báo Iran về "sự cô lập và trừng phạt hơn nữa", và cho rằng một Iran "được trang bị vũ khí hạt nhân sẽ gây nguy hiểm lớn hơn cho thế giới".

Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo quyết định làm giàu uranium của Iran

Vào Chủ nhật, chính phủ Iran tuyên bố rằng việc làm giàu uranium của nước này sẽ vượt mức 3,6% "trong vài giờ nữa" và sẽ giảm cam kết đối với thỏa thuận hạt nhân sau mỗi 60 ngày, nếu căng thẳng với Mỹ không được giải quyết. 

Hôm thứ Tư tuần trước, Tổng thống Iran Hassan Rouhani nói rằng Tehran sẽ bắt đầu làm giàu uranium ở các cấp độ được quy định theo thỏa thuận và sẽ duy trì ở mức cần thiết.

Vào ngày 8/5 năm 2018, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút hoàn toàn khỏi hiệp ước hạt nhân (JCPOA) và áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Iran. Một năm sau, Tehran tuyên bố sẽ đình chỉ một số nghĩa vụ theo thỏa thuận, trao cho các bên ký kết thỏa thuận hạt nhân bao gồm: Pháp, Đức, Anh, Nga, Trung Quốc và Liên minh châu Âu 60 ngày để cứu hiệp định bằng cách tạo điều kiện cho ngành xuất khẩu dầu và thương mại Iran trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào nước này.

Trong bối cảnh căng thẳng leo thang với Washington, Tehran đã đe dọa sẽ vượt quá giới hạn về nguồn cung uranium được phép theo hiệp ước. Đầu tuần trước, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đã xác nhận rằng nước này đã vượt qua giới hạn dự trữ uranium làm giàu ở cấp độ thấp 300 kg, vốn được quy định trong thỏa thuận.

Đồng thời, Iran cảnh báo nếu nước này không nhận được sự bảo vệ của các bên liên quan trước các đòn trừng phạt kinh tế thì sẽ tiếp tục xây dựng  lò phản ứng hơi nước Arak, vốn bị đình chỉ theo thỏa thuận hạt nhân.

Sau khi Mỹ rút khỏi hiệp ước, Pháp, Đức và Anh đã tạo ra một cơ chế chung để tiếp tục làm ăn với Iran, bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Trong giai đoạn đầu tiên, cơ chế này sẽ đảm bảo việc cung cấp thuốc, thiết bị y tế và nông sản, nhưng Tehran muốn cơ chế mới giúp nước này xuất khẩu dầu, một trong những trụ cột của nền kinh tế Iran.

Người phát ngôn của Chính sách đối ngoại và an ninh EU - Maja Kocijancic, nói rằng EU lo lắng về quyết định gần đây của Iran về việc tăng mức độ làm giàu uranium vượt quá giới hạn của JCPOA và đang kêu gọi Tehran kiềm chế.

Bà Kocijancic nhấn mạnh rằng Liên minh châu Âu đang chờ đợi thêm thông tin từ Tổ chức Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), sau các động thái mới nhất của Iran.

Thỏa thuận hạt nhân JCPOA, kết luận vào ngày 14/7 năm 2015, quy định về việc dỡ bỏ dần các lệnh trừng phạt kinh tế và tài chính đối với Iran bởi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Mỹ và Liên minh Châu Âu để đổi lấy sự bảo đảm của Tehran rằng chương trình hạt nhân của nước này sẽ được hòa bình .

Theo JCPOA, Iran đã đồng ý hạn chế tất cả các hoạt động làm giàu uranium trong vòng 8 năm, cũng như kiềm chế nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực này. Cụ thể, Iran có nghĩa vụ bắt đầu loại bỏ các máy ly tâm IR-1 của mình, được sử dụng để làm giàu uranium trong khoảng thời gian 10 năm.

Theo Sputnik
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.
Viết về một định kiến
Viết về một định kiến
(Ngày Nay) -  Việc đặt “viên mãn” và hôn nhân tan vỡ thành một cặp phạm trù đối lập là một thói quen phổ biến trong giao tiếp của Việt Nam. Chính tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến điều đó, và cũng thấy cái nhị nguyên đó là bình thường. Cho đến một ngày, một đồng nghiệp của tôi tâm sự nhỏ nhẹ, làm thế nào để nhắc mọi người đừng giật tít thế nữa nhỉ. “Dàn sao phim X sau 20 năm: Người viên mãn, người ly hôn”. Ly hôn đối lập với viên mãn. Mọi người nói, và thẳm sâu nghĩ thế.