Người Trung Quốc hổ thẹn vì “một dân tộc với 1,4 tỷ trái tim băng giá”

Nhà báo tự do người Trung Quốc Lijia Zhang viết một bài trên tờ The Guardian, chỉ với tựa đề đã nói lên tất cả: “Một dân tộc Trung Hoa với 1,4 tỷ trái tim băng giá, làm sao chúng ta có thể tự hào về nó?”
Người Trung Quốc hổ thẹn vì “một dân tộc với 1,4 tỷ trái tim băng giá”

“Nó không phải cháu tôi. Sao tôi phải quan tâm?”

Người Trung Quốc hổ thẹn vì “một dân tộc với 1,4 tỷ trái tim băng giá” - anh 1

Những hình ảnh vô cảm như thế này ngày càng phổ biến ở Trung Quốc

Ngày 13/10/2011 tại thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông đã xảy ra một vụ tai nạn gây chấn động cả nước Trung Quốc. Bé Duyệt Duyệt, 2 tuổi, vì mải chơi gần cửa hàng của cha mẹ mình đã vô tình chạy xuống phố và bị một chiếc xe thùng cán qua.

Người lái xe dừng lại một lúc, dường như cảm thấy mình vừa đâm phải một đứa trẻ nhưng rồi sau đó lại nhích lên, tiếp tục chèn lên bé một lần nữa bằng bánh xe phía sau. Không chỉ 18 người qua đường sau đó đã chẳng có bất cứ hành động gì cứu giúp em mà một chiếc xe tải nữa đi qua tiếp tục cán vào Duyệt Duyệt.

Đoạn video do một camera giám sát ghi lại được đăng tải trên Youku (trang mạng chia sẻ video tương tự như YouTube của Trung Quốc) ngay lập tức đã thu hút hàng triệu lượt xem, và cũng từng ấy người bị sốc và phẫn nộ.

Dù cuối cùng Duyệt Duyệt cũng được một phụ nữ nhặt rác đến cứu giúp nhưng đã quá muộn. Bé bị chết não trên đường đến bệnh viện và tử vong một tuần sau đó.

Câu chuyện sẽ khác đi nếu có bất cứ ai trong số 18 người kia quan tâm và đến giúp đỡ Duyệt Duyệt. Tuy nhiên, họ đã quá vô cảm, thậm chí không một ai thèm gọi cứu thương, cảnh sát. Người tài xế của chiếc xe thùng thứ hai, trước khi ra đầu thú đã giải thích với báo chí lý do tại sao anh ta bỏ chạy: “Nếu nó chết, tôi có thể chỉ phải bồi thường 20.000 nhân dân tệ (2.000 USD). Nhưng nếu nó bị thương có khi tôi phải mất hàng trăm nghìn tệ”.

Người Trung Quốc hổ thẹn vì “một dân tộc với 1,4 tỷ trái tim băng giá” - anh 2

Camera ghi lại ảnh bé Duyệt Duyệt trước khi bi chiếc xe thùng màu trắng cán qua

Sau này, khi được phóng viên phỏng vấn, một người đàn ông trung niên lái chiếc xe tay ga qua đường lúc đó nói với nụ cười khó chịu trên mặt rằng: “Nó không phải cháu tôi. Sao tôi phải quan tâm?”.

Một xã hội vô cảm

Trước đó, cách thời điểm xảy ra vụ việc trên khoảng 1 tháng, tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, một cụ ông 88 tuổi bị ngã úp mặt xuống lòng đường ngay trước cửa một chợ hoa quả chỉ cách nhà cụ 100m. Nhưng giữa cảnh phố chợ đông đúc người qua lại, cụ phải nằm đó tới 90 phút mà chẳng ai thèm đoái hoài.

Đến khi người con gái tìm thấy và gọi cấp cứu thì cụ đã tử vong vì đường hô hấp bị tắc do chảy máu cam. “Nếu ai đó giúp ông một tay, để máu chảy ra ngoài thì có lẽ bố tôi đã không chết”, con gái cụ kể lại trong sự phẫn uất.

Một sự việc tương tự khác, ngày 9/11/2011 chiếc dầm từ một công trường xây dựng ở thành phố Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông bất ngờ lao xuống đất và rơi trúng vào một cậu bé 5 tuổi. Người mẹ của cậu bé đã van nài những người lái ô tô và xe máy qua đường giúp chở cậu tới bệnh viện nhưng tất cả đều từ chối, kể cả viên công an xã. Khi xe cứu thương được gọi đến thì đã quá muộn. Cậu bé đã chết trên đường tới bệnh viện.

3 sự kiện diễn ra cách nhau không lâu kể trên, nhất là trường hợp của bé Duyệt Duyệt đã làm dấy lên sự phẫn nộ trong dư luận Trung Quốc. Người ta bắt đầu bàn tán về đạo đức của người Trung Hoa ngày nay. Điều gì đang xảy ra với những con người vô cảm này? Tại sao trái tim họ lại băng giá như thế?

Cứu người là “trái với quy luật thông thường”!

Rất nhiều chỉ trích đã đổ lên đầu những người qua đường vô cảm. Một cư dân mạng ở Thượng Hải có nickname là 60sunsetred khi bình luận về vụ bé Duyệt Duyệt đã viết: “Người Trung Quốc đã đạt tới ngưỡng vô đạo đức nhất của mình”.

Nhưng cũng thật ngạc nhiên là bên cạnh sự phẫn nộ, phần lớn những người bày tỏ ý kiến đều cho rằng họ hiểu được tại sao người qua đường không ra tay giúp đỡ. Một số người còn thừa nhận, nếu là họ, họ cũng hành động như thế vì sợ rằng lại dính vào phiền toái như vụ “Thẩm phán Nam Kinh” xưa.

Năm 2006, tại Nam Kinh, thủ phủ tỉnh Giang Tô, một thanh niên tên Peng Yu đã giúp một cụ bà bị ngã trên phố và đưa cụ tới bệnh viện rồi ở đó chờ đợi xem cụ có sao không. Tuy nhiên, sau đó, thật ngược đời, các thành viên gia đình cụ đã cáo buộc Peng là người làm cho cụ bị ngã.

Một thẩm phán đã phán quyết bênh vực cho gia đình bà cụ dựa vào lập luận: “Peng phải có lỗi. Nếu không tại sao anh ta lại giúp đỡ bà cụ?”. Vị quan tòa này còn cho rằng Peng đã hành động trái với “quy luật thông thường”. Sự giận dữ của công chúng đã buộc tòa phải điều chỉnh lại bản án nhưng cuối cùng Peng vẫn phải trả 10% viện phí, nhẹ hơn phán quyết lúc trước buộc anh phải trả tất cả.
Người Trung Quốc hổ thẹn vì “một dân tộc với 1,4 tỷ trái tim băng giá” - anh 3

Chỉ vì có lòng tốt giúp đỡ một cụ bà bị ngã, Peng Yu đã bị cáo buộc là thủ phạm với lập luận "Nếu không có lỗi thì sao lại giúp?"

Kể từ đó, vụ việc của Peng đã trở thành câu chuyện cảnh giác trên toàn Trung Quốc: Muốn giúp người thì cũng nên biết giới hạn lòng từ bi, kẻo mang họa.
Sau vụ việc, nhà báo tự do người Trung Quốc Lijia Zhang viết một bài trên tờ The Guardian, chỉ với tựa đề đã nói lên tất cả: “Một dân tộc Trung Hoa với 1,4 tỷ trái tim băng giá, làm sao chúng ta có thể tự hào về nó?”

Xem thêm:

- Những bí ẩn bên trong Tử Cấm Thành

- Trung Quốc: Phá rừng để xây mộ cho người... sống

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.