Nhà sáng lập WikiLeaks đối diện với mức án nào nếu bị dẫn độ sang Mỹ?

(Ngày Nay) - Trước đó, cảnh sát Anh xác nhận đã bắt giữ ông Assange do yêu cầu dẫn độ từ Mỹ về việc công khai đăng tải các tài liệu bí mật của đất nước.
Nhà sáng lập WikiLeaks đối diện với mức án nào nếu bị dẫn độ sang Mỹ?

Phát biểu tại tòa án Westminster của Vương quốc Anh sau khi vụ bắt giữ xảy ra, luật sư của ông Assange tuyên bố rằng người sáng lập WikiLeaks có lý do hợp lý để không nộp tiền bảo lãnh, nhưng nói thêm rằng ông Assange sẽ không đưa ra bằng chứng cho điều đó.

Tuy nhiên, các thẩm phán tại Anh nhận thấy ông Assange đã vi phạm các điều kiện bảo lãnh kể từ khi ông chủ WikiLeaks  không trình bày được "lý do hợp lý" và có thể kết án người này 12 tháng tù giam. Thẩm phán tuyên bố rằng phía Mỹ phải trình bày tất cả các tài liệu cần thiết liên quan đến yêu cầu dẫn độ đối với Assange trước ngày 12/6.

Luật sư của nhà sáng lập WikiLeaks sau đó tuyên bố rằng sẽ chiến đấu với yêu cầu dẫn độ. Ông Assange sẽ vẫn bị giam giữ cho đến phiên điều trần tiếp theo, dự kiến diễn ra vào ngày 2/5.

Bộ Tư pháp Mỹ đã cáo buộc ông Julian Assange (quốc tịch Australia) có âm mưu với Chelsea Manning - nhà phân tích tình báo của quân đội Mỹ vào năm 2010, để xâm nhập hệ thống máy tính và đánh cắp các dữ liệu mật. Assange có thể phải đối mặt với án tù 5 năm ở Mỹ nếu bị kết tội.

Các công tố viên tại Washingotn tin rằng Manning đã trao cho Assange một phần mật khẩu được lưu trữ trên các máy tính của Lầu Năm Góc kết nối với Mạng Giao thức Internet Bí mật (SIPRNet), cho phép truy cập vào các tài liệu được phân loại của chính phủ Myx. Bộ Tư pháp Mỹ cũng chỉ ra rằng sau khi nhận được kho lưu trữ bí mật của quân đội Mỹ từ Manning, Assange đã kêu gọi nhà phân tích này khai thác thêm thông tin.

Bộ Tư pháp Mỹ dự kiến sẽ đưa ra các cáo buộc bổ sung đối với Assange, nhưng chưa rõ đó sẽ là các cáo buộc gì và được công bố khi nào, hãng thông tấn CNN trích dẫn nguồn tin mật. Tuy nhiên, một nguồn tin khác của Reuters cho biết sẽ không có thêm tội danh nào được thêm vào.

Người sáng lập WikiLeaks - Julian Assange, đã bị bắt giữ bên trong Đại sứ quán Ecuador ở London vào ngày 11/4 vì vi phạm các điều kiện bảo lãnh và yêu cầu dẫn độ từ Mỹ. Vụ bắt giữ được thực hiện sau khi Ecuador rút tình trạng tị nạn người này với lý do ông Assange liên tục vi phạm các quy tắc như đưa ra quan điểm chính trị chống lại các đối tác của Ecuador.

Sau khi hủy bỏ tình trạng tị nạn của ông Assange , Tổng thống Ecuador Lenin Moreno nói rằng phía London đã bảo đảm với ông rằng nhà sáng lập WikiLeaks sẽ không bị dẫn độ đến một quốc gia nơi người này có khả năng phải đối mặt với mức án tử hình. Thứ trưởng Ngoại giao Anh Alan Duncan sau đó cũng đã xác nhận thông tin này.

Ông Assange đã cư trú tại Đại sứ quán Ecuador từ năm 2012, sau khi ông được chính quyền Anh cho tại ngoại. Trước đó, nhà sáng lập WikiLeaks đã bị bắt giữ ở Anh theo yêu cầu của Thụy Điển do ông này đang bị cáo buộc tội danh hiếp dâm. 

Julian Assange sau đó đã phủ nhận các cáo buộc, cho rằng điều này xuất phát từ động cơ chính trị và dùng để ép buộc dẫn độ ông về Mỹ, nhấn  mạnh rằng các cáo buộc chỉ được đưa ra sau khi WikiLeaks công bố các tài liệu chiến tranh Afghanistan và Iraq của Bộ Ngoại giao Mỹ, nhờ sự giúp đỡ của Chelsea Manning.

Phía Thụy Điển sau đó đã hủy bỏ yêu cầu bắt giữ vào năm 2017, nhưng ông Assange vẫn từ chối rời khỏi Đại sứ quán Ecuador vì lo ngại rằng có thể bị bắt giữ vì vi phạm các điều kiện bảo lãnh của tòa án Anh và đối mặt với việc dẫn độ về Mỹ.

Theo Sputnik
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.