Nhật Bản điều chỉnh dự toán ngân sách quốc phòng lên mức kỷ lục

Với quy mô dự kiến kỷ lục lên tới 5.300 tỷ yen (gần 49 tỷ USD), dự toán cuối cùng về ngân sách quốc phòng tài khóa 2020 sẽ lên đến mức kỷ lục và có thể được thông qua vào cuối tháng 12.
Nhật Bản điều chỉnh dự toán ngân sách quốc phòng lên mức kỷ lục

Báo chí Nhật Bản ngày 8/12 cho biết chính phủ nước này đã đưa vào sửa đổi bản dự toán cuối cùng về ngân sách quốc phòng tài khóa 2020 với quy mô kỷ lục lên tới 5.300 tỷ yen (gần 49 tỷ USD).

Trong đó lần đầu tiên đưa vào dự toán dành cho việc triển khai máy bay chiến đấu thế hệ tương lai với mức chi vượt 10 tỷ yen (90 triệu USD) và dự trù kinh phí cho khả năng triển khai Lực lượng Phòng vệ (SDF) tại Trung Đông, khả năng này hiện vẫn đang được xem xét.

Dự toán ngân sách quốc phòng của Nhật Bản dự kiến sẽ được thông qua tại phiên họp nội các vào cuối tháng 12. Nếu được thông qua, dự toán ngân sách quốc phòng tài khóa năm 2020 của Nhật Bản sẽ đánh dấu năm thứ 8 tăng liên tiếp. Đáng chú ý, dự toán ngân sách quốc phòng tài khóa 2020 sẽ tăng các chi phí cần thiết cho các lĩnh vực phòng vệ mới như vũ trụ, không gian mạng, sóng điện từ…

Ngân sách quốc phòng tài khóa năm 2020 của Nhật Bản cũng đánh dấu nước này bắt đầu thực hiện lộ trình triển khai thay thế toàn bộ các chiến đấu cơ F2 bằng thế hệ máy bay mới được sản xuất dựa trên nòng cốt nền công nghiệp quốc phòng của Tokyo. Lộ trình sẽ kết thúc vào giữa những năm 2030. Chi phí phát triển máy bay chiến đấu, nếu bao gồm cả chi phí nghiên cứu phát triển máy bay không người lái...sẽ lên tới hơn 30 tỷ yen (tương đương 270 triệu USD) trong tài khóa 2020.

Năm 2019, dự toán ngân sách quốc phòng của Nhật Bản là hơn 5.257,4 tỷ yen (48,6 tỷ USD), tăng 1,3% so với năm 2018. Trong những năm gần đây, tỷ lệ tăng ngân sách quốc phòng của Nhật Bản duy trì ở mức hơn 1%.

Theo Vietnamplus
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.