Những lý do “thú vị” khiến người Mỹ quan tâm tới bầu cử Pháp

(Ngày Nay) - Có rất nhiều lý do khiến người Mỹ chú ý đến cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm 2017, vì đây có lẽ là cuộc bầu cử quan trọng và thú vị nhất của Châu Âu năm nay. 
Người dân bỏ phiếu tại điểm bầu cử Tổng thống Pháp ở Guiana ngày 22/4. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Người dân bỏ phiếu tại điểm bầu cử Tổng thống Pháp ở Guiana ngày 22/4. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Mới đây, tuần báo Mỹ Newsweek đã có một bài bình luận dí dỏm với tựa đề, “Tại sao bầu cử Tổng thống Pháp lại hấp dẫn kể cả khi bạn không phải là người Pháp?". Đồng thời, Newsweek cũng đưa ra những lý do khiến người Mỹ nên chú ý đến cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm 2017.

Đối với Newsweek, điều thú vị trước tiên mà họ nhìn thấy đó là trong số 5 ứng viên lớn thì có 4 ứng cử viên nam. Newsweek viết, "Các ứng viên tổng thống, phần đông là đàn ông tóc đen, mà tên đều kết thúc bằng “on” như (Macron, Fillon, Mélanchon, Hamon).

Cũng theo Newsweek, bầu cử Tổng thống Pháp năm 2017 có lẽ là cuộc bầu cử quan trọng và thú vị nhất của Châu Âu năm nay, vì đây là một trận đấu giữa các thái cực.

Không giống như cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ, với một ứng viên theo khuôn mẫu chính trị thuộc đảng Dân chủ đấu với một ứng viên Cộng Hòa, thì ở Pháp phần đông các ứng viên lớn đều thuộc diện "không quy ước" và một số còn khá cực đoan.

Ở cánh hữu thì có bà Marine Le Pen, dân túy, bài Hồi giáo, đã hứa đình chỉ nhập cư và đảo ngược hàng thập kỷ tự do mậu dịch.

Cánh trung hữu, ông Francois Fillon, là người gần với một "ứng viên bình thường" nhất, nhưng lại là một người ngưỡng mộ đường lối của Thủ tướng Anh Margaret Thatcher trước đây, pha lẫn giá trị xã hội truyền thống với kinh tế thị trường tự do, một quan điểm khá bất thường tại Pháp nơi mà nhà nước hay can thiệp.

Phía tả, thì cả ứng viên trong luồng chính thống thuộc đảng Xã Hội, Benoit Hamon lẫn ông Mélenchon, đều đề nghị những phương thức mạnh bạo nhằm chia lại thu nhập quốc gia, ông Hamon thì muốn quy định một thu nhập cơ bản toàn dân, trong lúc ông Mélenchon thì có kế hoạch thay đổi hoàn toàn hệ thống dân chủ Pháp theo hướng từ dưới lên trên.

Không những thế, cuộc bầu cử Tổng thống Pháp cũng chính là cuộc chiến để giành vị trí trung tâm. Được biết, Emmanuel Macron, ứng viên cánh trung đang là người dẫn đầu. Macron là người luôn đi theo xu hướng đấu tranh mạnh bạo.

Chủ trương của Macron không có gì là trái với lẽ thường, ông đề nghị nhà nước chi tiêu theo mục tiêu cụ thể và cắt giảm ngân sách. Ông cũng chủ trương một đường lối quốc tế chủ nghĩa và thân EU. Hệ tư tưởng của ông là lý tưởng đã hun đúc Tây Âu trong mấy thập niên qua.

Thế nhưng, điểm lý thú là ông đã bảo vệ những quan điểm này một cách thẳng thắn, không một chút thẹn thùng, cho dù phần còn lại của nước Pháp đang càng lúc càng thiên về xu hướng bảo hộ mậu dịch hay dân tộc chủ nghĩa.

Macron cũng đang đấu tranh mà không hề có một đảng chính thống nào hỗ trợ. Phong trào En Marche! (Tiến Bước!) của ông chỉ mới được một tuổi. Nên nếu Macron giành được thắng lợi, thì điều đó có nghĩa là cho dù chủ nghĩa dân túy đang vươn lên, cử tri phương Tây vẫn còn lưu ý đến những thông điệp như những gì ông Macron nêu lên, nếu các thông điệp đó được "chào hàng" một cách đúng đắn. Nếu ông thảm bại, thì điều đó sẽ góp thêm củi lửa cho phe ủng hộ quan điểm ngược lại.

Và giống như ở Mỹ, đang có lo ngại về việc Nga cũng can thiệp vào cuộc bầu cử Pháp. Le Pen, Mélenchon và Fillon đều là những người có thiện cảm với ông Putin, ở mức độ khác nhau, và tổng thống Nga đều có lợi khi họ giành được thắng lợi.

Nhưng đến giờ chưa có bằng chứng là Nga can thiệp, và có thể là điện Kremlin không có vai trò trực tiếp nào trong tiến trình chính trị Pháp. Nhưng cho dù thế, kết quả bầu cử có thể là một cú hích đáng kể đối với ông Putin, và do đó càng nên theo dõi.

Theo Báo Công lý

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.