Những người lướt sóng ở vùng biển giáp ranh liên Triều

[Ngày Nay] - Đối với những tín đồ bộ môn lướt sóng, đến với những ngọn sóng tuyệt vời ở khu vực phi quân sự (DMZ) chia cắt hai miền Triều Tiên đồng nghĩa với việc phải vượt qua những hàng rào thép gai an ninh dày đặc.

Hàng rào thép gai

Nhiều đường bờ biển phía Đông của đất nước Hàn Quốc, chạy dọc biên giới với CHDCND Triều Tiên, được đảm bảo an ninh cực kỳ nghiêm ngặt bằng những hàng rào thép gai, binh sỹ, camera an ninh, tháp canh và nhiều điểm chốt quân sự... Nhưng khu vực này còn là một trong những nơi có những ngọn sóng đẹp nhất ở Hàn Quốc.

Trong lúc mà môn thể thao lướt sóng trở nên phổ biến ở Hàn Quốc trong những năm gần đây, rất nhiều tín đồ của bộ môn này đã đổ tới khu vực bờ biển gần DMZ.

“Chúng tôi đã quá quen với môi trường này, chúng tôi không thực sự bị đe dọa bởi hoạt động quân sự hay các binh sỹ tuần tra” - ông Lee Hyung-joo cho hay.

Nằm cách khu vực DMZ khoảng 70 km, quán bar cùng CLB lướt sóng “Surfyy Beach” mà ông Lee quản lý bị ngăn cách khỏi bãi biển bởi một hàng rào an ninh cao 2,5 mét. Mỗi buổi sáng, ông nói rằng các binh sỹ sẽ mở một cánh cửa ở hàng rào để cho phép khách hàng tiếp cận bờ biển và bãi cát.

“Cách đây khoảng 300 mét, có một căn cứ pháo binh” - ông Lee nói, thêm rằng sau mỗi trận bão lớn, ông thường thấy vỏ bao thuốc lá và chai nước của Triều Tiên trôi dạt vào bờ biển.

Lee cho hay phải đến năm 2015, khu vực biển này mới mở cửa phục vụ thường dân. Kể từ đó, ông cùng các đối tác kinh doanh đã nỗ lực đàm phán với phía quân đội và cả với chức sắc các ngôi làng lân cận để được phép kinh doanh trên bãi biển này. Giờ đây, vào những chiều cuối tuần, các gia đình du lịch vẫn tới đây và chụp ảnh ngay trước biển hiệu CLB “Surffy Beach” của ông, cách đó chỉ vài mét là một camera quân sự hoạt động ngày đêm.

Tại đây, có rất nhiều ví dụ tương tự cho thấy cộng đồng người dân ở bãi biển này cùng chung sống hài hòa với các lực lượng an ninh.

Tại bờ biển thuộc vĩ tuyến 38 - đường ranh giới gốc chia cắt hai miền Triều Tiên, trước khi cuộc chiến liên Triều bùng nổ năm 1950 - một đội binh sỹ Hàn Quốc mang súng trường vẫn đi tuần tra dọc bờ biển vào lúc rạng sáng, trước khi những vận động viên lướt sóng xuất hiện.

Những người lướt sóng ở vùng biển giáp ranh liên Triều ảnh 1Bãi biển Gajin, nằm cách khu DMZ khoảng 30 km. (Nguồn: CNN).

Hòa bình và những con sóng

Những người xuất hiện trên vùng bờ biển này đều tỏ rõ niềm hy vọng của họ trước những sự kiện mới đây, khi mà mối quan hệ giữa hai miền Triều Tiên được cải thiện rõ rệt kể từ sau hội nghị thượng đỉnh liên Triều được tổ chức hồi tháng trước, trong đó Tổng thống Moon Jae-in và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã gặp gỡ trực diện.

“Trước đây, tôi chưa từng nghĩ rằng Triều Tiên có thể trở thành một người bạn” - Kwon Min-ju, một người lướt sóng tại bãi biển gần DMZ, nói - “Giờ tôi cảm thấy rất gần gũi với Triều Tiên”.

Cô Kwon, một huấn luyện viên Yoga ở thủ đô Seoul, bỏ ra 3 giờ lái xe để đến vùng biển này vào những ngày cuối tuần cùng bạn trai của mình, Yeom Seong-hoon. Cặp đôi nói rằng họ hy vọng một thỏa thuận hòa bình sẽ nảy sinh giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, từ đó quân đội hai bên sẽ gỡ bỏ hàng rào an ninh dọc các bãi biển.

“Chúng tôi muốn hòa bình và những đợt sóng” - Yeom nói.

Những người làm ăn kinh doanh ở khu vực này, như ông Lee, cũng hy vọng rằng một hiệp ước hòa bình lâu dài giữa Seoul và Bình Nhưỡng sẽ giúp mở cửa dải bờ biển hiện đang bị hạn chế tiếp cận.

“Nếu bằng cách nào đó mà tình trạng chiến tranh kết thúc và có một thỏa thuận hòa bình... tôi nghĩ rằng họ sẽ không cần sử dụng hàng rào thép gai hay các căn cứ dọc bờ biển này nữa” - ông Lee nói - “Và đó là lúc mở ra cơ hội kinh doanh du lịch ở đây”.

Không chỉ dừng ở đó, nhiều người còn mong muốn được tới những vùng biển thuộc lãnh thổ Triều Tiên để thử sức với những con sóng. “Ngành công nghiệp du lịch lướt sóng ở Triều Tiên chắc chắn sẽ rất hút khách”, Jake McFadyen, một công dân Canadian hướng dẫn lướt sóng ở Hàn Quốc, nói.

Ông McFadyen lần đầu tiên tới Hàn Quốc với tư cách một giáo viên dạy tiếng Anh vào năm 2007. Ông cho biết, vào thời điểm đó, gần như không có ai ở Hàn Quốc biết về bộ môn lướt sóng. “Thời điểm đó, tôi thường xuyên bị lực lượng cảnh sát biển gọi lên bờ để kiểm tra lúc đang lướt sóng”, ông McFadyen nói.

Ngày nay, khi lướt sóng đang dần trở nên phổ biến ở Hàn Quốc, ông nói rằng ngày càng có nhiều người muốn thử sức với những con sóng ở Triều Tiên. 

"Nếu bằng cách nào đó mà tình trạng chiến tranh kết thúc và có một thỏa thuận hòa bình... tôi nghĩ rằng họ sẽ không cần sử dụng hàng rào thép gai hay các căn cứ dọc bờ biển này nữa".

Ô
ng Lee Hyung-joo

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy trao Bằng khen của Bộ trưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN.
Tôn vinh những người trao truyền văn hóa dân tộc ở cộng đồng
(Ngày Nay) - Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đã diễn ra chiều 18/4 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.