Nội chiến Syria chuyển thành cuộc chiến ủy nhiệm Mỹ-Nga

Cuộc nội chiến ở Syria hiện đã chuyển thành cuộc chiến ủy nhiệm giữa Mỹ và Nga khi cả hai bên đang đổ ngày càng nhiều vũ khí vào cuộc xung đột tại quốc gia Trung Đông.
Nội chiến Syria chuyển thành cuộc chiến ủy nhiệm Mỹ-Nga

Đầu tuần này, Mỹ quyết định gửi 50 tấn đạn dược cho phe nổi dậy để cố gắng lật độ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad và chế độ gia đình trị kéo dài suốt 4 thập kỷ ở Syria.

Trong khi đó, Nga tiếp tục hỗ trợ ông Assad bằng cách thực hiện các cuộc không kích nhằm vào phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) và lực lượng chống đối chính phủ.

Nội chiến Syria chuyển thành cuộc chiến ủy nhiệm Mỹ-Nga - anh 1

Các cuộc xung đột khiến dân thường thiệt mạng hàng ngày ở Syria và hàng triệu người tị nạn bỏ chạy sang các nước khác.

CNN liệt kê tình hình đang diễn ra ở Syria:

Mỹ cung cấp hàng tấn đạn dược cho phe nổi dậy

Đầu tuần này, các máy bay vận tải C-17 của quân đội Mỹ với sự hộ tống của chiến đấu cơ đã thả 112 thùng đạn dược với tổng trọng lượng 50 tấn đạn xuống cho các nhóm nổi dậy ở tỉnh Hasakah, miền bắc Syria. Các quan chức Mỹ cho biết toàn bộ số vũ khí này đã tới tay lực lượng nổi dậy.

Nội chiến Syria chuyển thành cuộc chiến ủy nhiệm Mỹ-Nga - anh 2

Máy bay vận tải C-17 của Mỹ vừa thả đạn dược xuống cho các nhóm nổi dậy Syria

Tấn công gần đại sứ quan Nga ở Syria

Ngày 13/10, hai quả đạn cối đã rơi xuống gần đại sứ quán Nga ở thủ đô Damascus của Syria. Hiện chưa có thông tin về số người thương vong.

Vụ tấn công xảy ra trong bối cảnh những người ủng hộ chính quyền của Tổng thống Assad đang tổ chức mít tinh bên ngoài trụ sở cơ quan này để bày tỏ lòng biết ơn vì Moscow đã hỗ trợ Syria chống lại chủ nghĩa khủng bố.

Chương trình huấn luyện phiến quân của Mỹ thất bại

Mỹ đã triển khai chương trình trị giá 500 triệu USD để huấn luyện và trang bị vũ khí cho các nhóm phiến quân ở Syria, nhưng kết quả thu được không khả quan, nếu không muốn nói là thất bại hoàn toàn.

Bộ trưởng Mỹ Ash Carter thừa nhận nước này chỉ huấn luyện được khoảng 60 chiến binh. Nguyên nhân được đưa ra là do quy trình tuyển quá khắt khe và những người được tuyển phải cam kết chiến đấu chống lại IS và quân đội chính phủ Syria..

Nga cố gắng tăng cường các cuộc không kích

Cách đây 2 tuần, Nga đã khiến cả thế giới ngạc nhiên khi thực hiện đợt không kích đầu tiên vào phiến quân IS ở Syria. Moscow cho đến nay đã thực hiện được hơn 100 cuộc không kích, nhưng các nhà phân tích cho rằng mục tiêu không chỉ nhằm vào nhóm IS mà còn nhằm vào các nhóm nổi dậy chống chính quyền của ông Bashar al-Assad.

Nội chiến Syria chuyển thành cuộc chiến ủy nhiệm Mỹ-Nga - anh 3

Máy bay Nga ném bom xuống mục tiêu của IS ở Syria.

EU: Nga phải dừng các cuộc không kích ở Syria

Trong cuộc họp các bộ trưởng ngoại giao Liên minh Châu Âu (EU) tại Luxembourg, bộ trưởng các nước đều lên tiếng kêu gọi Nga ngừng can thiệp quân sự tại Syria và đặt vấn đề bảo vệ những người dân thường trở thành ưu tiên quốc tế trong bối cảnh hiện nay. Các bộ trưởng EU cũng cảnh báo can thiệp quân sự của Nga có nguy cơ kéo dài thêm cuộc xung đột đã diễn ra hơn 4 năm qua tại Syria.

Chiến tranh ủy nhiệm gia tăng ở Syria

Moscow có một số lý do để giữ quan hệ đồng minh với Damascus. Đầu tiên, căn cứ hải quân duy nhất của Nga ở Địa Trung Hải nằm trên lãnh thổ Syria. Thứ hai, chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad đã mua vũ khí từ Nga với trị giá hàng tỷ USD. Nga không tin một cuộc cách mạng để thay đổi chế độ hiện tại có thể mang lại sự ổn định và dân chủ ở Syria.

Nội chiến Syria chuyển thành cuộc chiến ủy nhiệm Mỹ-Nga - anh 4

Tiêm kích Sukhoi, chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Nga

Trong khi đó, Mỹ bị cáo cuộc đã hành động quá ít trong những năm đầu tiên của cuộc nội chiến ở Syria và chỉ tăng cường viện trợ cho các nhóm nổi dậy khi họ đối mặt với một kẻ thủ khác là phiến quân IS.

Xem thêm:

- Không kích IS, ông Putin trở thành 'thần tượng' của người Trung Đông

- Syria: Đấu trường của vũ khí công nghệ cao Nga – NATO

- Những lực lượng siêu khủng Nga điều đến Syria với sứ mệnh: Tiêu diệt sạch IS

- Tiêm kích Nga phá hủy 27 cứ điểm tối quan trọng của IS tại Syria

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.