Phát hiện thú vị về loài người cách đây 32.000 năm trước

Các nhà khảo cổ học nói rằng họ đã tìm thấy dấu vết của yến mạch hoang trên các dụng cụ nghiền cách đây khoảng 32.000 năm.
Phát hiện thú vị về loài người cách đây 32.000 năm trước

Theo các nhà nghiên cứu, có lẽ người tiền sử đã rang, nấu cháo yến mạch đặc và làm loại bánh bẹt.

Họ đã tiến hành nghiên cứu được một vài năm, kết quả nghiên cứu dường như trái ngược với những gì họ đã tin chắc trước đây, trước đây họ luôn cho rằng người thời đồ đá đa phần ăn thịt.

Phát hiện thú vị về loài người cách đây 32.000 năm trước - anh 1

Ảnh: Ancient

Các nhà nghiên cứu cho biết rất hiếm khi tìm thấy dấu vết thực vật trên: dụng cụ chuẩn bị đồ ăn, chậu, vại hay cối đá ở những nơi họ tiến hành khảo cứu về thời đồ đá. Tuy nhiên, khi phân tích tỉ mỉ các dụng cụ bằng đá trong mấy năm gần đây, họ lại phát hiện thấy bóng dáng, dấu vết của hạt ngũ cốc, hạt giống, rễ củ cây hương bồ và dương xỉ.

Theo một nhóm các nhà nghiên cứu – dẫn đầu là bà Marta Mariotti Lippi (thuộc trường Đại học Florence, Ý), họ đã tìm thấy vết tích yến mạch từ 32.000 năm trước khi họ tiến hành khảo cứu một dụng cụ nghiền bằng đá ở Grotta Paglicci miền nam nước Ý.

Phát hiện thú vị về loài người cách đây 32.000 năm trước - anh 2

Tảng đá nghiền ở Grotta Paglicci (Ý) còn xót lại cặn bã yến mạch từ 32000 năm trước. Ảnh: Stefano Ricci

Người ta cho rằng các cư dân thời kỳ đồ đá cũ ở châu Âu thường ăn thịt, vì những bằng chứng cho thấy họ sống bằng thực vật rất hạn chế… Hiện nay, đã thu thập được bằng chứng về chế độ ăn uống của loài người thời kỳ đồ đá cũ nhờ phân tích xương bằng phương pháp hóa học, phân tích vết mòn nứt trên răng bằng kính hiển vi, khảo cứu các di tích khảo cổ động thực vật. Vì rất nhiều lý do, bằng chứng cuối cùng rất hiếm ở các vùng khảo cứu về thời kỳ đồ đá cũ, nên cư dân thời kỳ đồ đá cũ thường được coi là những thợ săn”, Mariotti Lippi và các nhà nghiên cứu đã viết vào năm 2010.

Theo những phân tích về những loại tinh bột và tình trạng dụng cụ bị mòn ở các vùng khảo cứu, ngay từ cuối thời kỳ đồ đá cũ người ta đã giã, nghiền các loài thực vật hoang dại.

Giáo sư Erik Trinkhaus của trường Đại học Washington ở Missouri (Mỹ) gọi những phát hiện này là ví dụ khác cho thấy nền văn minh Gravettian của người châu Âu tiến bộ như thế nào. Họ đã tạo ra công nghệ, nghệ thuật và việc chôn cất công phu.

Phát hiện thú vị về loài người cách đây 32.000 năm trước - anh 3

Những hình vẽ thuộc về nền văn minh Gravettian trong hang động Altamira ở Tây Ban Nha. Ảnh: Wikmedia Commons

Mariotti Lippi và nhóm của bà hi vọng phân tích được nhiều dụng vụ bằng đá hơn nữa để thu được thêm nhiều bằng chứng và dấu tích thực vật được nghiền, giã. Trinkhaus nói rằng thậm chí bằng chứng thu được có thể vượt quá 32.000 năm.

Vào năm 2010, nhà khoa học người Mỹ - Loren Cordain đã cho xuất bản cuốn The Paleo Diet, trong đó ông khuyên độc giả nên áp dụng cách ăn giống như cách của loài người khi còn đang sống trong hang động thời tiền sử để giảm cân và giữ gìn sức khoẻ.

Theo đó, chúng ta nên ăn thịt nạc, cá, các loại hạt, trứng, rau và giảm lúa mì, gạo, khoai tây (những thứ đồ ăn chứa nhiều tinh bột), bơ sữa, đường và đồ ăn chế biến sẵn.

Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.