Phép màu kinh tế Trung Quốc: Cuộc chiến di sản giữa Đặng Tiểu Bình và Tập Cận Bình

(Ngày Nay) - Khi ông Victor Gao lớn lên ở vùng nông thôn Trung Quốc vào những năm 1970, ô tô và xe tải rất hiếm có nên ông thường cùng các bạn chạy đuổi theo chúng với sự hiếu kỳ.

Phép màu kinh tế Trung Quốc: Cuộc chiến di sản giữa Đặng Tiểu Bình và Tập Cận Bình

Ngày nay, Trung Quốc là nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, với công suất hơn gấp đôi so với Mỹ.

"Tôi không bao giờ mong đợi rằng một gia đình Trung Quốc bình thường sẽ sở hữu một chiếc ô tô. Tôi không bao giờ nghĩ Trung Quốc sẽ là một quốc gia sản xuất ô tô lớn. Nó sẽ hoàn toàn vượt ra khỏi những giấc mơ điên rồ nhất của tôi rằng Trung Quốc sẽ sản xuất nhiều ô tô hơn Mỹ", ông Gao nói.

Ngày 18/12 đánh dấu bốn thập kỷ kể từ khi Trung Quốc khởi động một quá trình đã biến nước này từ một quốc gia nghèo đói thành một siêu cường kinh tế.

Quá trình biến đổi này được biết đến rộng rãi với tên gọi "Cải cách và mở cửa".

Khi chính trị gia quyền lực và là nhà lãnh đạo tương lai của Trung Quốc - ông Đặng Tiểu Bình, phát biểu trước lãnh đạo Đảng vào tháng 12 năm 1978, bài phát biểu này sau đó được coi là khởi đầu của kỷ nguyên cải cách, chỉ số GDP của Trung Quốc chỉ dưới 150 tỷ USD.

Bốn mươi năm sau, GDP nước này đã tăng lên hơn 12 nghìn tỷ USD, chỉ xếp sau "siêu cường" Mỹ.

Cùng thời điểm này, một trận chiến đang diễn ra để quyết định tương lai cho phép màu kinh tế của Trung Quốc.

Đất nước này đã trải qua một bước ngoặt, bị kéo theo hai chiều hướng bởi những người - như Tổng thống Mỹ Donald Trump - muốn có một nền kinh tế cởi mở hơn và những người như nhà lãnh đạo hiện tại - Chủ tịch Tập Cận Bình, muốn tập trung các quyền lực vào bộ máy Đảng, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế.

Công cuộc "Cải cách và mở cửa" đã làm thay đổi rất nhanh và tác động sâu rộng đến mức, khi nhìn lại nhiều người quên mất rằng công cuộc này còn chưa đi hết một nửa thế kỷ.

Phép màu kinh tế Trung Quốc: Cuộc chiến di sản giữa Đặng Tiểu Bình và Tập Cận Bình ảnh 1

Sự thay đổi thần tốc của thành phố Thâm Quyến từ năm 1982 đến nay.

Năm 1978, Trung Quốc rơi vào tình trạng nghèo đói cùng cực do các cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị. Hàng trăm triệu công nhân chủ yếu là ở nông thôn bị suy dinh dưỡng mãn tính. Nền kinh tế nước này đang trên bờ vực phá sản.

Ngày nay, Trung Quốc nắm giữ khoảng 10% tài sản toàn cầu. Chỉ trong 20 năm qua, sự giàu có của người dân nước này đã tăng gấp 4 lần, khiến chỉ còn chưa đến 1% dân số rơi vào tình trạng cực kỳ nghèo đói.

Trung Quốc hiện có 600 tỷ phú, một con số cao hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.

Thời đại của Đặng Tiểu Bình

Trong lịch sử, phần lớn lời khen về sự trỗi dậy của Trung Quốc được dành cho Đặng Tiểu Bình - người từ lâu được coi là một nhà cải cách táo bạo, đã nổi lên sau cuộc khủng hoảng Cách mạng Văn hóa.

Những gì ông Đặng tạo ra là một cách tiếp cận thử nghiệm độc đáo, duy trì hầu hết hệ thống chính trị đơn nguyên hiện có, trong khi nới lỏng sự kiểm soát của chính phủ đối với nền kinh tế và một số quyền tự do cá nhân.

"Không quan trọng là mèo đen hay trắng, miễn là nó bắt được chuột", đây là câu nói rất nổi tiếng của ông Đặng.

Từng chút một, đất nước bắt đầu thay đổi. Người nông dân đã có thể bán các sản phẩm dư thừa và kiếm được lợi nhuận. Các doanh nhân thành lập doanh nghiệp của riêng họ. "Đặc khu kinh tế" cho phép thương mại tự do được thành lập tại các khu vực được chỉ định của đất nước.

Năm 1990, thị trường chứng khoán Trung Quốc - biểu tượng cuối cùng của chủ nghĩa tư bản thị trường tự do - đã chính thức mở cửa trở lại.

Ông Gao - phiên dịch viên cho Đặng Tiểu Bình từ năm 1983 đến 1988, nhớ lại cách tiếp cận thực dụng của nhà lãnh đạo này.

"Ý tưởng cơ bản của ông Đặng là bạn sẽ bỏ lỡ một điểm quan trọng nếu bạn bị sa lầy bởi cuộc tranh luận giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Điều thực sự quan trọng là những gì sẽ hoạt động, điều gì sẽ mang lại lương thực cho người dân Trung Quốc", ông Gao - hiện là Phó Chủ tịch Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hoá, tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Bắc Kinh.

Phép màu kinh tế Trung Quốc: Cuộc chiến di sản giữa Đặng Tiểu Bình và Tập Cận Bình ảnh 2

Cuộc gặp giữa Đặng Tiểu Bình và John Phelan năm 1986 (ông Victor Gao - người đeo kính, từng làm phiên dịch cho nhà lãnh đạo Trung Quốc).

Người này nhớ lại cuộc gặp giữa Đặng Tiểu Bình và Chủ tịch Sở giao dịch chứng khoán New York John Phelan vào năm 1986, nơi nhà lãnh đạo Trung Quốc yêu cầu Mỹ giúp đỡ thiết lập một sàn giao dịch chứng khoán, một ý tưởng là chủ đề cấm kỵ chỉ vài năm trước.

"Tôi nhớ lại rất rõ trong cuộc họp đó, ông Đặng rất khiêm tốn, ông ấy nói với Phelan rằng 'Người Mỹ của ông biết cách kiếm tiền và các ông là những người rất giàu có. Chúng tôi ở Trung Quốc là những người rất nghèo'", ông Gao nhớ lại.

Đấu tranh cải cách

Trung Quốc không còn là một nước nghèo. Đã có rất nhiều thay đổi không thể nhận ra trong một vài thập kỷ và cho đến năm 2018, có rất nhiều điều đáng để ăn mừng.

Tại Bắc Kinh, một triển lãm mới được khai trương vào đầu năm nay để kỷ niệm những thay đổi đó, tthu hút hàng nghìn du khách mỗi ngày. Một số phòng trưng bày những tiến bộ công nghệ nhanh chóng của Trung Quốc, bao gồm chương trình không gian của nước này, trong khi những phòng khác hiển thị các trích dẫn của các nhà lãnh đạo Đảng trong quá khứ và hiện tại.

Nhưng một số du khách đã nhận thấy một điều kỳ lạ về cách tuyên truyền của Đảng được trưng bày - Chủ tịch Tập đang trở nên nổi bật hơn nhà cựu lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, ông Tập được truyền thông nhà nước ca ngợi là "kiến trúc sư trưởng" của cuộc "Cải cách và mở cửa" của Trung Quốc.

"Chẳng hạn, có những bảo tàng trên khắp Trung Quốc, đã xóa bỏ chân dung của Đặng và thay thế chúng bằng cha của ông Tập (một cựu quan chức cao cấp của Đảng) còn ông Đặng chỉ xuất hiện trong các bức tranh cùng với những nhà lãnh đạo khác của đất nước", ông Frank Ching thuộc trường Đại học Khoa học và Kỹ thuật Hong Kong.

Phép màu kinh tế Trung Quốc: Cuộc chiến di sản giữa Đặng Tiểu Bình và Tập Cận Bình ảnh 3

Một góc trưng bày về giai đoạn đầu của cuộc cải cách kinh tế của ông Đặng Tiểu Bình.

Việc ca ngợi ông Tập hiện nay không phải là điều gì đó bất thường ở Trung Quốc, khi truyền thông trong nước tập trung xây dựng và đề cao tầm ảnh hưởng của ông đối với đất nước trong thời đại này.

Những lời buộc tội của chủ nghĩa xét lại xuất hiện trong bối cảnh ông Tập đang cố gắng đảo ngược một số cải cách kinh tế tự do của Đặng, bằng cách củng cố sự ủng hộ của Đảng đối với khu vực tư nhân của đất nước.

Các công ty nước này đã chịu áp lực ngày càng lớn để gia tăng vai trò của chính quyền trong các tổ chức của họ - một phần trong những nỗ lực chung của Chủ tịch Tập nhằm cố gắng kiểm soát Đảng trên toàn quốc.

"Ông Tập đang đi rất xa khỏi ý tưởng mở cửa của Đặng Tiểu Bình", ông Ching cho biết.

Phép màu kinh tế Trung Quốc: Cuộc chiến di sản giữa Đặng Tiểu Bình và Tập Cận Bình ảnh 4

Hình ảnh của ông Tập tại triển lãm về công cuộc "Cải cách và mở cửa".

Các biện pháp kinh tế và thông điệp chính trị được nhiều người coi là một phần của nỗ lực tạo ra một kỷ nguyên "Tập Cận Bình" mới, được đánh dấu bằng sự quyết đoán ngoại giao và sự kiểm soát chặt chẽ của Đảng, sẽ củng cố một đường lối trong những năm "Cải cách và mở cửa".

Willy Lam - Giáo sư tại Đại học Hong Kong và nhà phân tích Trung Quốc lâu năm, cho biết rằng Chủ tịch Trung Quốc hiện không nghi ngờ gì về vai trò của mình đối với lịch sử đất nước.

"Tôi đã đọc tất cả các bài phát biểu mà ông Tập đọc trong 4 ngày thăm tỉnh Quảng Đông (đánh dấu lễ kỷ niệm). Tôi đã rất choáng váng vì thực tế ông ấy thậm chí không đề cập đến tên của Đặng Tiểu Bình", ông Lam nói.

Cuộc khủng hoảng lớn nhất của ông Tập

Tuy nhiên, vào thời điểm đáng ra phải chúc mừng cho Chủ tịch Tập và Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây ra một cuộc chiến thương mại bất ngờ và gây thiệt hại, buộc nước này phải xem xét lại các kế hoạch kinh tế của mình.

Nhà lãnh đạo Mỹ đã áp dụng thuế quan đối với các loại hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ USD của Trung Quốc. Mâu thuẫn trực tiếp với các kế hoạch của ông Tập đối với sự kiểm soát của Đảng, chính quyền Mỹ đang yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài được đầu tư trong nước nhiều hơn và chính phủ Trung Quốc không được can thiệp vào các ngành công nghiệp trọng điểm.

"Ông Tập đang đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn nhất trong toàn bộ sự nghiệp của mình và ở giai đoạn này, ông không có nhiều chiêu bài như người Mỹ", Giáo sư Lam nói.

Cuộc chiến tranh thương mại không chỉ làm lu mờ dịp lễ kỷ niệm quá trình "Cải cách và mở cửa", mà còn khoét sâu các điểm yếu của ông Tập, khiến các kế hoạch kinh tế của ông phải tạm thời ngưng lại.

Phép màu kinh tế Trung Quốc: Cuộc chiến di sản giữa Đặng Tiểu Bình và Tập Cận Bình ảnh 5

Lãnh đạo Trung-Mỹ gặp mặt bên lề hội nghị G20 tại Argentina hôm 1/12.

Trong nhiều năm, các chính phủ phương Tây hoan nghênh chủ nghĩa tư bản tại Trung Quốc, tin rằng cuối cùng sẽ dẫn đến sự chấm dứt sự cầm quyền của Đảng, như ở các nền kinh tế Xã hội Chủ nghĩa trước đây.

Tuy vậy, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bất chấp các dự đoán và tiếp tục củng cố quyền lực.

Nhưng thay đổi chính trị lớn mà Đặng Tiểu Bình đã thiết lập là đề cao quyết định tập thể, nhằm chấm dứt sự cai trị có phần độc đoán của Chủ tịch Mao Trạch Đông vào thời điểm đó.

Theo nhiều cách, ông Tập đã từ bỏ mô hình của Đặng để ủng hộ chủ nghĩa Mao Trạch Đông hơn, xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ Chủ tịch trước đó vào năm 2018, về mặt lý thuyết sẽ cho phép ông cầm quyền vô thời hạn.

Bằng cách nắm được quyền lực lớn hơn, các chuyên gia cho rằng ông Tập đã bỏ ngỏ cho những lời chỉ trích về cách xử lý cuộc chiến thương mại của mình.

Một số học giả phía sau hậu trường ở Trung Quốc đã và đang sử dụng các động thái thương mại của Tổng thống Mỹ để thúc đẩy mở cửa kinh tế lớn hơn.

"Ông ấy đã mất rất nhiều mặt và quyền lực trong Đảng vì ông ấy đã thất bại trong việc xử lý thách thức của Donald Trump", Giáo sư Lam nói.

Những ảnh hưởng của công cuộc cải cách do Đặng Tiểu Bình khởi xướng không thể sớm bị phai mờ. Trung Quốc đã thay đổi mãi mãi và bất kể kết quả của cuộc chiến thương mại với Mỹ, tuổi thọ trung bình của người dân Trung Quốc đang gia tăng, cuộc sống của họ cũng sung túc hơn.

Nhưng theo ông Ching, vai trò của Đặng Tiểu Bình ngày càng bị xóa nhòa và điều này sẽ còn diễn ra trong tương lai.

"Tôi nghi ngờ rằng sẽ có nhiều sự kiện diễn ra tại lễ kỷ niệm 50 năm, hoặc hơn thế nữa," ông nói.

Theo CNN
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.